Miền bắc giá gà tăng mạnh Update 11/2024

: Những nguy cơ gây ô nhiễm biển từ nuôi tôm Update 11/2024

Theo số liệu công bố của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2019, cả nước nhập khẩu trên 215.000 tấn thịt gà các loại với kim ngạch đạt hơn 186 triệu USD, tăng 49% về lượng và tăng 46% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.

Đùi gà nhập khẩu chiếm 71,5%

Theo báo cáo của Bộ Công thương ngày 29/10, trong 9 tháng đầu năm 2019, thịt gà từ Mỹ chiếm 61,8% tổng lượng nhập khẩu của Việt Nam, Brazil đứng vị trí thứ 2 với 13,1% và Hàn Quốc thứ 3 chiếm 12,3%.

Thịt gà nhập khẩu vào Việt Nam tập trung vào hai loại là thịt gà đông lạnh nguyên con và thịt gà đông lạnh đã chặt, chiếm 98% tổng kim ngạch nhập khẩu thịt gà. Trong đó, đùi gà chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất (71,5%), tiếp theo là chân gà (8,7%), gà nguyên con (8,2%), cánh gà (5,8%), các bộ phận khác (5,8%).

>>> Xem them:Người chăn nuôi gà gặp khó khăn do gà rớt giá

Miền bắc giá gà tăng mạnh

Theo dõi số liệu thống kê trong các tháng đầu năm 2019, so với năm 2018, có thể thấy lượng nhập khẩu thịt gà tăng trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6/2019 nhưng đã giảm dần từ tháng 6. Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng thịt gà là 861 USD/tấn, tương đương khoảng 19.800 đồng/kg (chưa tính thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, bảo quản kho lạnh…) và có xu hướng tăng khá mạnh từ tháng 6/2019 đến nay.

Về nguồn cung thịt gia cầm phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước, trong các năm qua, ngành chăn nuôi gia cầm nước ta phát triển khá mạnh, tốc độ tăng trưởng sản lượng thịt gà các loại sản xuất trong nước giai đoạn 2015 – 2018 đạt 5,6%/năm, tính đến hết tháng 9/2019, tổng đàn gia cầm của cả nước đã tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2018 (chỉ riêng quý III/2019 đã tăng 19,2% so với quý III/2018).

Với tỉnh Đồng Nai, địa phương chăn nuôi trọng điểm của cả nước, khi dịch bệnh tả lợn Châu Phi lan rộng, nhiều cơ sở chăn nuôi lợn ở Đồng Nai nói riêng và khu vực Đông Nam bộ nói chung đã chuyển sang chăn nuôi gà. Tính đến hết tháng 9/2019, tổng đàn gà của riêng tỉnh Đồng Nai đạt hơn 24,8 triệu con, đã tăng 16,8% so với thời điểm tháng 4 năm 2019.

Vào thời điểm ngày 22/10/2019, giá thịt gà công nghiệp (lông trắng, lông màu) tại các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam bộ ở mức 25.000 – 25.500 đồng/kg, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là mức giá đã tăng hơn nhiều so với thời điểm giữa tháng 9 năm 2019 (16.000 – 18.000 đồng/kg), giai đoạn các hộ chăn nuôi đang ồ ạt bán tháo cắt lỗ gây giá sụt giảm mạnh.  

Giá gà miền Bắc tăng mạnh

Trong khi các tỉnh phía Nam giá gà mới bắt đầu khởi sắc thì tại các tỉnh phía Bắc, giá thịt gà nuôi công nghiệp dao động từ 35.000 – 37.000 đồng/kg, cao hơn tới 10.000 đồng/kg so với phía Nam. Đặc biệt, nhiều nơi ở miền Bắc như Bắc Giang, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thanh Hóa… giá gà lông màu đang tăng mạnh và có mức giá rất tốt, xung quanh 58.000 – 60.000 đồng/kg.

Như vậy, có thể thấy, trước tháng 8/2019, giá gà thịt trong nước tương đối ổn định, giá thịt gà trong nước chỉ giảm cục bộ tại một khu vực với một chủng loại trong một thời điểm (giá thịt gà ta, gà công nghiệp tại phía Bắc gần như không có sự thay đổi, chỉ giảm giá thịt gà công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 9/2019).

Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ, nguyên nhân là do khi dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, nhiều hộ chăn nuôi lợn ở khu vực Đông Nam bộ dự báo người tiêu dùng sẽ không ăn thịt lợn, vì vậy đã chuyển sang chăn nuôi gà công nghiệp ồ ạt, làm tăng đàn tự phát, thiếu kiểm soát.

Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), việc phát triển “nóng” ngành chăn nuôi gà tại khu vực phía Nam đã gây sức ép cho các hộ, các cơ sở chăn nuôi bán giảm giá để cắt lỗ, thu hồi vốn. Có thời điểm mỗi tuần, khu vực Đông Nam Bộ cho xuất chuồng đến 2,5 triệu con gà. Đây là những nguyên nhân chính đẩy giá gà công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ giảm sâu trong thời gian tháng 8 và tháng 9/2019.

Cũng theo ông Trọng, số liệu về nhập khẩu thịt gà cho thấy lượng nhập khẩu có xu hướng tăng trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 để bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn cung thịt lợn trong nước do dịch tả lợn châu Phi. Tốc độ nhập khẩu thịt gà từ giai đoạn tháng 6 đến nay có xu hướng giảm do giá nhập khẩu bình quân thịt gà bắt đầu tăng từ tháng 6/2019, cộng thêm nguồn cung sản xuất trong nước tăng liên tục, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Bộ.

Giá thịt gà nhập khẩu trong giai đoạn tháng 8 đến đầu tháng 9/2019 luôn cao hơn giá thịt gà công nghiệp sản xuất trong nước tại khu vực Đông Nam bộ. Giá nhập khẩu bình quân thịt gà tháng 8 là 910 USD/tấn, tương đương 21.500 đồng/kg, tháng 9 là 857 USD/tấn, tương đương 20.000 đồng/kg, chưa tính thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, chi phí, thủ tục nhập khẩu, bảo quản kho lạnh.

Như vậy, có thể thấy việc nhập khẩu thịt gà trong thời gian qua có thể cũng tác động một phần nào nhưng không phải là nguyên nhân chủ yếu tác động tiêu cực đến ngành chăn nuôi trong nước, gây giảm giá thịt gà tại Đông Nam bộ. Dự kiến trong thời gian từ nay đến cuối năm, giá thịt gà công nghiệp vẫn duy trì ở mức thấp, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam bộ do nguồn cung ứng trong nước vẫn dồi dào.

Rate this post