: Quy trình nuôi Ếch trong bể xi măng và cải tiến mô hinh nuôi Update 11/2024
Nhờ có phương pháp đặc biệt thuần hóa cá bống bớp (hay còn gọi là cá bớp, bống bốn mắt), một loài cá nước lợ thuộc họ cá bống đen, trung bình mỗi năm gia đình ông Vũ Mạnh Bằng (65 tuổi) ở đội 12, xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) có thu nhập trên 100 triệu đồng.
Dẫn chúng tôi thăm mô hình nuôi cá bớp độc đáo của gia đình, ông Bằng cho biết, với 4 sào mặt nước trong đợt nuôi năm vừa qua, gia đình ông thu hoạch được gần 4 tạ cá bống bớp thương phẩm, với giá bán gần 300.000 đồng/kg, ông thu về hơn 100 triệu đồng.
>>> Xem thêm: Thu lãi tiền tỷ nhờ nuôi cá trên đỉnh mây mù
Theo ông Bằng, nếu có phương pháp chăn nuôi tốt, cá bống bớp nuôi ở nước ngọt sẽ nhanh lớn hơn nuôi ở các môi trường khác. Đặc biệt, khi nuôi cá bống bớp ở nước ngọt màu sắc cá cũng đẹp hơn, thời gian nuôi ngắn hơn và ít bị bệnh tật hơn so với nuôi ở nước mặn.
“Để nuôi được cá bống bớp ở nước ngọt, bà con cần chú ý đặc biệt đến môi trường nuôi. Theo kinh nghiệm của tôi, cứ 100m3 nước thì người nuôi phải rắc khoảng 20kg muối mới tạo được độ mặn cần thiết cho cá bớp thích nghi. Ngoài ra, để đảm bảo độ PH, bà con chỉ sử dụng nước vôi té xuống lượng vừa phải, sau tầm 3-5 ngày lấy máy đo thấy phù hợp thì thả giống xuống là hiệu quả nhất”- ông Bằng tiết lộ.
Ông Bằng cho biết, trước nhu cầu lớn của thị trường, trong thời gian tới, gia đình ông sẽ thuê, mua thêm đất để làm ao thả cá bống bớp kết hợp với trồng đinh lăng trên bờ. Nói về mô hình nuôi cá bống bớp của ông Bằng, ông Hà Văn Lệ – Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Bình cho biết, ông Bằng là người đầu tiên thuần hóa và đưa con cá bống bớp về nuôi ở nước ngọt trên địa bàn xã và đang cho thấy hiệu quả kinh tế cao.
“Cá bống bớp được đánh giá là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và thịt thơm ngon, đồng thời là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao nên từng bị đánh bắt nhiều dẫn đến quần thể của chúng bị sụt giảm mạnh ngoài tự nhiên. Đứng trước nguy cơ bống bợp tuyệt chủng, nên việc ông Bằng thuần hóa và nuôi cá bống bớp trong nước ngọt không chỉ nhằm mục đích bảo tồn mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nghiên cứu, phổ biến, hỗ trợ nông dân trong xã nhân rộng mô hình đặc biệt này...” – ông Lệ nói.