Nuôi gà thả vườn là một mô hình quen thuộc của bà con nông dân Việt nam. Ưu điểm của cách nuôi này là chất lượng thịt dai, thơm ngon nên rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, cách nuôi truyền thống tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến dịch bệnh. Vì vậy, ngày nay bà con và nhiều trang trại tìm đến cách nuôi gà thả vườn kiểu mới giúp cho gà ít bệnh hơn và năng suất chăn nuôi cao hơn rất nhiều.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi đã nhận định, thực ra cách nuôi gà thả vườn không hề khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ. Đặc biệt, để đạt được hiệu quả cao thì đòi hỏi bà con cũng phải không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng các kĩ thuật vào trong thực tế.
Để giúp bà con chăn nuôi có thể nâng cao năng suất, mở rộng quy mô nhanh chóng. Ngay trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cùng giới thiệu cho bà con kỹ thuật chăn nuôi gà được nhiều nông hộ áp dụng và đạt thành công vượt bậc nhé!
: Mô hình nuôi gà thả vườn kiểu mới cho lãi suất khủng hàng trăm triệu đồng Update 01/2025
Ưu điểm của mô hình nuôi gà thả vườn kiểu mới
Mô hình chăn nuôi gà thả vườn truyền thống giúp bà con tận dụng được nguồn lực sẵn có như không gian, thức ăn. Tuy nhiên, cách chăn nuôi này lại tiềm ẩn nhiều mối nguy cơ. Kỹ thuật nuôi gà thả vườn kiểu mới đưa lại sự an toàn hơn hẳn, cụ thể như sau:
- Khu vực chăn nuôi được cách ly cũng như vệ sinh thường xuyên, từ đó hạn chế được các nguồn gây bệnh cho gà.
- Việc úm gà sẽ dễ dàng hơn và tiết kiệm hơn nhờ có hệ thống cung cấp nhiệt.
- Trấu được sử dụng để ủ men vi sinh nên người nuôi không phải dọn phân, giảm thiểu được khí amoniac. Nhờ vậy mà gà ít mắc phải các bệnh phổ biến như hen, cầu trùng, các bệnh về nấm và hô hấp.
- Mật độ chăn nuôi ít giúp đàn gà có điều kiện phát triển khỏe mạnh và tốt hơn.
- Đặc biệt, khu chăn nuôi có một lớp cát phủ ở trên nên gà có thể bới, tắm cát, phơi nắng thoải mái.
Kỹ thuật nuôi gà thả vườn kiểu mới cần các yêu cầu gì?
Chuẩn bị chuồng trại
: Kinh Nghiệm Nuôi Gà Chọi Ứng Với Từng Độ Tuổi Cực Hiệu Quả Update 01/2025
Trước khi nuôi gà thả vườn, điều đầu tiên mà bạn cần làm đó là chuẩn bị chuồng trại cho đảm bảo. Hãy lựa chọn nơi có vị trí thoáng mát và cao ráo để xây chuồng cho gà. Tốt hơn hết, nên chọn theo hướng Đông Nam hoặc Đông để tránh nắng chiều mà lại có thể hứng được nắng vào buổi sáng.
- Trong trường hợp thực hiện nuôi gà nhốt thì mật độ trung bình cần đạt khoảng 10 con/m2 nếu nuôi ở nền, còn nuôi trên sàn mật độ khoảng 8 con/m2.
- Khi thực hiện theo mô hình nuôi gà thả vườn, mật độ trung bình đạt 1 con/m2. Cần đặt chuồng tại nơi tránh được mưa nắng.
Làm chuồng nuôi gà
- Cửa chuồng gà mặt trước nên đặt ở hướng đông nam. Còn sàn làm bằng vật liệu chính là tre thưa hoặc lưới đảm bảo độ khô ráo, thoáng mát, dễ dàng dọn dẹp vệ sinh.
- Xung quanh vườn nên dùng rào chắn bằng tre gỗ, lưới nilon, lưới B40… Khi thời tiết khô ráo, cần thả gà ra vườn hoặc sân chơi rồi buổi tối nhốt lại.
- Rèm che bà con nên lựa chọn chất liệu bằng bao tải hoặc vải bạt… thực hiện che chắn cách vách tường một khoảng 20cm để vật nuôi không bị rét, hạn chế mưa gió.
- Trong mô hình nuôi gà phần chuồng nuôi cũng cần phải đảm bảo xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải. Bên cạnh đó, nên thực hiện tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trước khi nuôi gà.
Xây dựng bãi chăn thả
Khi nuôi gà thả vườn kiểu mới, để việc xây dựng bãi chăn thả đạt hiệu quả thì bà con cần lựa chọn nơi có đất trống, có nhiều bóng râm. Ngoài ra, trong chuồng nên cho thêm các loại cỏ xanh để làm thức ăn cho vật nuôi. Nếu có điều kiện, đầu tư máng uống nước và máng ăn cho gà.
Diện tích bãi chăn thả cần đảm bảo đủ rộng để gà dễ dàng vận động, tìm kiếm thức ăn. Thông thường diện tích tối thiểu cần thực hiện sẽ từ 0,5 cho tới 1m2/ con. Còn trong trường hợp sở hữu khu đất rộng thì có thể bố trí 2 bãi chăn thả với chuồng nuôi ở vị trí trung tâm.
: 5 cách làm da gà chọi đỏ rực, săn chắc và khỏe mạnh hơn mà bạn cần biết Update 01/2025
Giống như việc làm chuồng nuôi, bãi chăn thả cũng cần đáp ứng yêu cầu là dễ thoát nước, có độ bằng phẳng, không có vật lạ, rác thải, nước đọng lại, thu dọn lông trên bãi chăn định kỳ. Tại vị trí chăn thả, cần sử dụng rào chắn bằng chất liệu phên nứa hoặc thép B40 để đảm bảo gà không đi lại, thú hoang không thể xâm nhập vào.
Lựa chọn chất độn chuồng phù hợp
Chất độn chuồng được khuyến khích sử dụng là vỏ trấu, vỏ bào gỗ hay mùn cưa. Đây là những lựa chọn mang lại cho bà con nhiều lợi ích, cụ thể như:
- Có khả năng hấp thụ nước tiểu, phân thải tốt, giúp cho khu chăn nuôi luôn được khô ráo.
- Có thể giữ ấm tốt cho đàn gà.
- Góp phần hạn chế những mầm bệnh cho gà.
Lựa chọn gà giống
Việc lựa chọn giống luôn là một khâu vô cùng quan trọng, không chỉ riêng cho mô hình nuôi gà thả vườn kiểu mới. Đối với mô hình này, bạn có thể chọn các giống gà dễ nuôi như gà Mía, Mía lai Lương Phượng, Lạc Thủy lai Lương Phượng, gà Ri lai Lương Phượng,… sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Người nuôi cần chọn nơi cung cấp giống gà uy tín để đảm bảo gà không mang nguồn bệnh. Bên cạnh đó, con giống nhập về cần được nuôi cách ly trong khoảng 2 tuần để theo dõi chất lượng, sức khỏe. Chúng phải đảm bảo an toàn, không mắc bệnh, khỏe mạnh thì mới được đưa vào khu chuồng nuôi chính.
Thức ăn chăn nuôi
Để nuôi gà thả vườn kiểu mới thành công, người nuôi cũng cần đảm bảo nguồn thức ăn sạch và phù hợp. Thức ăn cho gà không được mốc, không vón cục và không lẫn tạp chất. Trong đó, thức ăn hỗn hợp viên phải có xuất xứ, nhãn mác rõ ràng và còn hạn sử dụng. Người nuôi cũng có thể tự chế biến cám viên tại nhà bằng các loại máy ép cám viên 3A.
Nếu bảo quản thức ăn cho gà trong kho, thức ăn hỗn hợp và nguyên liệu thức ăn phải được xếp riêng từng loại. Cần có kệ kê thức ăn cao cách mặt nền ít nhất 20cm và cách tường 20cm. Đặc biệt, chú ý không để thuốc sát trùng hay thuốc bảo vệ thực vật và xăng, dầu ở trong kho chứa thức ăn.
Cách phòng bệnh cho gà
Trong quá trình nuôi gà thả vườn kiểu mới, việc phòng bệnh cho gà là điều rất quan trọng, đặc biệt là đối với gà ít ngày tuổi.
Gà trong độ tuổi từ 3 đến 7 ngày hay bị dịch tả. Người nuôi cần sử dụng vacxin V4 hoặc Lasota loại nhược độc đông khô cho gà. Có thể nhỏ vào mũi và mắt của gà (liều dùng là pha 100 liều/ lọ với 30ml nước cất). Khi gà được 18 đến 20 ngày, tiếp tục dùng V4 hoặc Lasota (pha 100 liều/lọ với 1 lít nước cất) để cho gà uống trong ngày. Khi gà được 35 đến 40 ngày thì nên dùng Niucatxơn hệ 1 (pha 100 liều/ lọ với 30ml nước cất) để tiêm ở dưới da cánh với liều khoảng 0,2ml cho mỗi con.
Gà từ 1 đến 2 ngày tuổi thường hay bị bệnh viêm phế quản truyền nhiễm. Người nuôi cần dùng vacxin IB chủng H120 (pha 100 liều/lọ với 30ml nước cất) để nhỏ vào miệng, mũi của gà, nhỏ khoảng 2 – 3 giọt/ con.
Như vậy, bài viết trên đây đã giới thiệu những kĩ thuật cần lưu ý để thực hiện mô hình nuôi gà thả vườn kiểu mới thành công. Mong rằng bạn sẽ áp dụng hiệu quả những thông tin mà bài viết trên cung cấp để mang lại thu nhập kinh tế cao trong quá trình chăn nuôi của mình.
Xem thêm: Giới thiệu một số giống gà DABACO được ưa chuộng nhất
: Cách xem màu mạng gà đá theo thuyết Ngũ Hành Update 01/2025