: Tìm hiểu Kỹ thuật nuôi ruồi lính đen Update 12/2024
Ngành chăn nuôi heo của Đan Mạch nổi tiếng thế giới nhờ công nghệ cao, năng suất tốt và quy mô lớn. Tuy nhiên, từ năm 2015, các hộ nuôi heo tại quốc gia này chuyển sang nuôi heo hữu cơ do giá bán và nhu cầu tiêu thụ cao. Liệu đây có phải là hướng chăn nuôi mới và hiệu quả?
Vị trí đầu bảng
Hơn 100 năm qua, nghề nuôi và sản xuất thịt heo đã tạo nguồn thu chính cho nông dân Đan Mạch. Gần 90% sản lượng thịt heo được xuất khẩu, đưa ngành này trở thành một mũi nhọn kinh tế và góp vai trò quan trọng trong cán cân thương mại. Hiện, ngành nuôi heo của Đan Mạch dẫn đầu thế giới và khu vực ở mọi lĩnh vực như sản xuất heo giống, heo thịt chất lượng và an toàn, phúc lợi động vật và truy xuất nguồn gốc. Điều này lý giải tại sao Đan Mạch là quốc gia xuất khẩu thịt heo lớn nhất thế giới.
>>> Xem thêm: Mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học
Các hãng sản xuất thịt heo tại Đan Mạch luôn chú trọng các tiêu chuẩn cao về phúc lợi động vật, còn người chăn nuôi thì luôn nỗ lực cải thiện phúc lợi động vật trên đàn heo. Ngành sản xuất thịt heo cũng gắn liền với các tiêu chuẩn rất cao về an toàn vệ sinh thực phẩm và thú y. Phương pháp sản xuất thân thiện, bền vững với môi trường được cho là chìa khóa mang lại thành công cho ngành nuôi heo của Đan Mạch.
Khoảng 5.000 hộ nuôi heo ở Đan Mạch sản xuất gần 28 triệu tấn thịt heo/năm. Hầu hết heo được giết mổ tại các lò mổ hợp tác xã như Danish Crown và Tican. Ngoài ra, Đan Mạch cũng xuất khẩu một lượng lớn heo giống, chủ yếu sang thị trường Đức. Riêng xuất khẩu thịt heo chiếm ½ tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp và chiếm hơn 5% tổng xuất khẩu của cả nước. Trên 70% thịt heo của Đan Mạch được xuất khẩu sang EU và có mặt ở hơn 140 thị trường trên thế giới, trong đó Đức, Anh, Ba Lan, Trung Quốc, Italia, Nga và Thụy Điển là những thị trường tiêu thụ lớn nhất.
Chuyển đổi sang nuôi hữu cơ
Đại diện của NaturErhvervtyrelsen, cơ quan cấp chứng nhận cho các sản phẩm hữu cơ tại Đan Mạch, đồng thời trực thuộc Bộ Thực phẩm và Môi trường cho biết: Hãng cung cấp thịt hữu cơ lớn nhất là Friland vừa tuyên bố sẽ mở rộng chuỗi cung cấp thịt heo hữu cơ cho thị trường nếu người chăn nuôi đảm bảo được nguồn cung nguyên liệu cho họ. Friland – hợp tác với Danish Crown, giết mổ khoảng 95% heo hữu cơ sản xuất tại Đan Mạch. Trong vòng 3 – 5 năm qua, Danish Crown giết mổ trung bình 100.000 heo hữu cơ/năm và đặt mục tiêu tăng 50% đầu heo hữu cơ tới năm 2018 – Henriette Guldager – Giám đốc kinh doanh Friland cho biết.
Tuy nhiên, trong bối cảnh người chăn nuôi heo tại Đan Mạch đang phải đối mặt những khoản nợ cao, đặc biệt khi Nga ban hành lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ châu Âu, thì việc chuyển đổi sang nuôi heo hữu cơ lại được coi là một “cứu cánh” cho toàn ngành chăn nuôi heo của Đan Mạch. “Với mức giá như hiện nay, người nuôi heo hữu cơ có lãi cao hơn 2 euro/kg so với nuôi heo thông thường” – Joachim Kjeldsen, đại diện Hiệp hội Chăn nuôi hữu cơ Đan Mạch cho biết. Có thể khẳng định, ngành chăn nuôi heo hữu cơ đang được “chăm sóc kỹ lưỡng” – ổn định và ít gây tổn thương tới cơ cấu thị trường toàn cầu hơn so với mặt hàng thịt heo thông thường.
Cung không đủ cầu
Việc chuyển đổi sang ngành sản xuất hữu cơ không phải lúc nào cũng dễ dàng. Rất nhiều người chăn nuôi heo thông thường đã đổ ra những khoản tiền lớn để đầu tư cho hệ thống sản xuất heo công nghiệp trong nhà. Nhưng với hệ thống nuôi hữu cơ, những cơ sở vật chất như vậy hoàn toàn “vô dụng”. Thực tế, trong hệ thống nuôi hữu cơ, heo nái và heo con đều được nuôi tự do ngoài trời suốt cả năm và heo được nuôi để giết mổ thì sống trong hệ thống chuồng mở với lối dẫn ra ngoài trời. Bởi vậy, những nông dân chuyển sang nuôi heo hữu cơ không tránh khỏi sự bỡ ngỡ, vì đây cũng là nghề khá mới mẻ với họ. Nông dân vẫn cần phải mua hoặc thuê đất để nuôi hữu cơ, còn nhà sản xuất phải mua trang trại khác để chuyển đổi sang nuôi hữu cơ. Do đó, chỉ có một số ít nông dân nuôi heo thông thường có sẵn hệ thống đất nuôi rộng rãi mới có thể chuyển đổi sang nuôi hữu cơ dễ dàng.
Chính phủ Đan Mạch cũng đang hỗ trợ nông dân chuyển sang nuôi hữu cơ, nhưng cũng quy định thời gian chuyển đổi là 2 năm, và trong khoảng thời gian này, sản phẩm đầu ra không được cấp chứng nhận là sản phẩm hữu cơ. Trong khi đó, những tổ chức nuôi hữu cơ như Organic Denmark cũng sẵn sàng cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí cho nông dân. Nếu họ muốn chuyển đổi sang nuôi hữu cơ, các chuyên gia của Organic Denmark sẽ giúp đỡ nông dân ở tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất thực phẩm từ nông trại tới bàn ăn.
Nghề nuôi heo hữu cơ còn khá mới mẻ, nên thị phần mặt hàng thịt heo hữu cơ tương đối nhỏ tại Đan Mạch. Năm 2014, khoảng 8.000 ha đất trang trại đề nghị Chính phủ cấp chứng nhận hữu cơ và tới năm 2015, con số này đã tăng lên 22.000 ha đất của 288 chủ trang trại. Tới nay, tổng số đất trang trại sản xuất hữu cơ tại Đan Mạch khoảng 200.000 ha, chỉ chiếm 10% diện tích đất nông nghiệp tại quốc gia này. Do đó, việc chuyển đổi sang nuôi hữu cơ, dù không dễ dàng nhưng hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển và có khả năng thay thế diện mạo ngành nuôi heo của Đan Mạch trong tương lai.