Một số kỹ thuật cơ bản nuôi cá sấu Update 01/2025

Nuôi cá sấu tưởng khó mà dễ, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên bà con cần lưu ý tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá sấu để giúp tránh rủi ro cần thiết.

1- Khảo sát kỹ khu vực định gây nuôi. Địa hình phải đủ điều kiện và ánh sáng về mùa đông, đủ bóng râm về màu hè. Tận dụng địa hình che chắn về hướng Bắc, tránh không khí lạnh trực tiếp. Che chắn chuồng trại về mùa đông, dùng điện hoặc các phương tiện khác tạo độ gần vừa và đủ ấm cho chuồng nuôi sao cho nước và nơi cá nằm có nhiệt độ từ 24 độ trở lên.

2- Về nguồn nước đảm bảo sạch, đạt tiêu chuẩn tối thiểu không bị ô nhiễm hoặc nhiễm sắt. Khi nước bị nhiễm sắt nên pha thêm nồng độ thuốc tím hoặc qua hệ thống bể lọc kiểu đơn giản tránh đầu tư chi phí tốn kém.

3- Kiểm tra và khảo sát nguồn thực phẩm cho cá Sấu. Nên thay đổi thực phẩm thường xuyên, nếu có điều kiện để tránh các bệnh về thiếu vitamin A, B1, D &E cùng các chất khác.

4- Tránh tổn thương do đụng chạm trong quá trình nuôi ở chuồng trại cả khi mùa hè cũng như mùa đông, bằng cách xây chuồng theo tư vấn của các cán bộ tại cơ sở nuôi hoặc “Công ty Cá Sấu Việt Nam”.
5- Số lượng con trong chuồng không quá 100 con trên diện tích 100 m2. Giữ  gìn tốt nhiệt độ thật phù hợp để Sấu sống được. Vệ sinh sạch sẽ trừ mầm bệnh thường xuyên. Định 1 tháng 1 lần khử trùng bằng Clorine, phơi nắng chuồng trại khi trời nắng.

6- Chọn con giống từ 90cm- 100cm trở lên, vì ở độ tuổi này con giống đã có sự giám sát theo dõi kỹ lưỡng của các cán bộ trong trung tâm, Sấu đã được “tập dượt”, cọ xát có sự thích ứng dần với sự chuyển đổi của môi trường bên ngoài. Đảm bảo sức khoả cũng như kháng thể ổn định, phù hợp với những hộ nông dân mới nuôi lần đầu.

: Một số kỹ thuật cơ bản nuôi cá sấu Update 01/2025

 cá sấu giống

7- Nuôi cá Sấu thương phẩm nên chọn nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, kín gió. Xây dựng chuồng trại đạt kích thước tương ứng với mật độ con giống và tuỳ theo chủng loại (như đã nói ở phần trên), trung bình mật độ từ 0,5 – 1 con trên 1 mét vuông tổng thể chuồng nuôi tính cả mặt nước và nơi cho Sấu nằm – ăn. Dưới sự hướng dẫn tư vấn góp ý của cán bộ kỹ thuật chăn nuôi.
Ngoài chuồng nuôi phải gắn bảng đo nhiệt độ ngoài trời tiện cho việc theo dõi thời tiết, giúp chúng ta tính toán chuẩn bị che chắn chuồng trại và chủ động trong việc chăm sóc con giống. Ghi chép cụ thể làm 3 lần trong ngày vào 6 giờ sáng, 12 giờ trưa và 22 giờ buổi tối.
Nếu nhiệt độ buổi trưa là 250 C trở lên thì cho cá ăn vào khoảng từ 15 giờ đến 17 giờ.

8- Mùa hè được sống trong môi trường ưu tiên, tốc độ ăn của cá rất tốt. Các hộ nuôi nên tận dụng sự ưu đãi này để chăm sóc thúc đẩy sự tăng trưởng của đàn cá. Tuy nhiên sự thúc đẩy ở đây không bao hàm cách cho ăn vung phí thiếu khoa học, mà chúng ta tăng hàm lượng đạm trong thức ăn của Sấu và vẫn phải ăn theo lịch ăn một cách hợp lý : nên cho cho cá ăn 2 ngày 1 lần, mồi lần cho ăn theo định lượng là 0,8 – 01kg/con (đối với loại giống từ 90cm- 100cm). 

9- Trước khi mùa đông 1 tháng nên bơm cạn bể để phơi nắng bể nửa ngày, sau đó bơm nước vào khoảng từ 15cm – 20cm và hoà thuốc tím vào. Sau đó xua cho cá xuống dầm mình khoảng 2 giờ rồi sau đó mới bơm nướcvào theo như mức nước thường ngày. Cách làm này giúp cá phòng và ít có khả năng nấm mốc da, bệnh này thường gặp ở các loại cá khác.

: Mô hình chăn nuôi heo rừng hiệu quả Update 01/2025

10- Về màu đông cá ăn rất chậm thậm chí bỏ ăn, nếu nhiệt độ ngoài trời dưới 120 C thì không nên cho cá ăn. Phải hết sức chú ý khi nhiệt thời tiết tăng, thì cho cá ăn nhưng định lượng chỉ bằng 60% chế độ mùa hè.
Phải che chắn chuồng trại tránh những làn gió mùa đông, trong chuồng phải đốt bóng Laze, quan sát bảng đo nhiệt độ ngoài chuồng nuôi, nếu lệch so với nhiệt độ ngoài trời từ 5 độ C trở lên thì hãy cho cá ăn theo định kỳ của mùa đông là từ 15 – 20 ngày.

11- Các hộ nuôi phải lưu ý khi nhiệt độ trong chuồng là 240 C trở lên thì cá mới ăn đều.
Môi trường nước mà cá đang sống cũng phải đảm bảo nhiệt độ tương đương hoặc lớn hơn. Đặc biệt với những hộ sử dụng bóng Halogen để sưởi ấm cho cá, khi bà con sử dụng loại bóng có số W cao như vậy phải đặt bóng cách mặt nước ít nhất là 0,2 mét, ở mức độ đó nhiệt lượng từ bóng sẽ lan toả đều trong chuồng. Nếu ta để sát mặt nước quá độ ấm sẽ không đều, nơi gần bóng thắp, nhiệt độ sẽ cao hơn xung quanh. Sấu thường có những đặc tính rất đặc biệt, chúng có thể bất động rất lâu trong một khoảng thời gian dài, nên khi bà con thắp Halogen quá mức cho phép, chúng cũng sẽ không tránh đi chỗ khác mà chúng vẫn nằm tại chỗ theo bản năng, có thể đến lúc chết vì da quá nóng (trường hợp này đã xảy ra trong hộ nông dân).

12- Khi môi trường nước không đủ nhiệt độ (là 240 C) thì phải thắp bóng điện, đồng thời bơm nước đều theo dòng chảy không để mực nước biến đổi làm cho cá bị động, sợ và 
bỏ ăn.

Mùa đông cá càng lên bờ càng tốt. Cá xuống nước sẽ gặp bất lợi, bởi nước những ngày đông thường khá lạnh. Nhưng chúng ta có thể khắc phục phần nào bằng cách bơm nước vào chuồng nuôi, như vậy đương nhiên chúng ta tận dụng được nhiệt độ cũng như sức ấm của nước khi lưu thông không có giá lạnh, nhất là nước giếng khoan càng tốt.


13- Do sự đề kháng “ứng phó” với sự thay đổi môi trường đột ngột, nên bà con phải hết sức cẩn trọng. Thực tế với con người cũng vậy, khi chúng ta đang ở trong môi trường có điều hoà, cơ thể thích nghi ổn định với nhiệt độ tương đương, nhưng khi bước ra bên ngoài mà không có sự thích ứng dần, tiếp xúc với sự thay đổi ngay lập tức, con người sẽ bị choáng. Nếu người có sức đề kháng yếu, rất dễ bị sốc dẫn đến tử vong đột ngột.

: Kinh nghiệm bắt ong tự nhiên về nhân đàn Update 01/2025

14- Hiện tượng cá chết do nhiễm lạnh phần lớn là do chân cá bị cóng, tê liệt nên khả năng di chuyển kém, thậm chí không thể trườn bò để tha thức ăn, cá sẽ bị đói, sức đề kháng yếu đi cộng thêm thời tiết kém ưu ái nên, cá sẽ bị chết (cá Sấu là loài động vật có sức sống bền bỉ, có khả năng chịu đói rất tốt và trong một khoảng thời gian rất lâu, với điều kiện chúng phải được sống trong môi trường có nhiệt độ “sở trường”). Khi con sấu chết vì lạnh, ta quan sát sẽ thấy lớp da ở phần bụng dưới của cá có hiện tượng bị biến đổi thành màu tím hoặc thâm tái hơn so với sắc da bình thường xung quanh.

15- Thức ăn của Sấu chủ yếu là các loài có nguồn gốc động vật. Những loại thức ăn được chế biến sẵn dành cho vật nuôi rất ít có tác dụng đến sự tăng trưởng của đàn cá và thường thì cá Sấu không chịu ăn các loại thức ăn có sự pha trộn nhiều thành phần, đặc biệt đã qua hấp, sấy khô hoặc ướp muối sẵn, chúng chỉ có khả năng đồng hoá thực phẩm có nguồn gốc động vật tốt nhất là ở dạng tươi sống.
Cá sấu là loài động vật dễ nuôi, bởi chúng là hoang dã quen với môi trường sống tranh giành để kiếm thức ăn duy trì sự sống. Nên khi chúng được nuôi trong gia đình, trước hết chúng ta phải tập cho chúng thói quen theo ý muốn, đầu tiên là cho quen với thời gian cho ăn dần dần thay đổi có sự thích nghi với môi trường.

Phải cho chúng ăn những thức ăn tươi sống và cắt thành miếng nhỏ để cá dễ nuốt.
Thành phần khẩu phần thức ăn mùa đông, nên thêm một chút muối pha trộn theo tỷ lệ 0,1% tỷ lệ khẩu phần thức ăn, thức ăn không được để ruồi bâu.

16- Thức ăn cho cá Sấu cũng dễ kiếm nếu biết cách vẫn có thể tiết kiệm. Ngay cả cá Sấu Bố Mẹ có trọng lượng hàng trăm ký, mỗi lần cho ăn cũng chỉ mất khoảng 1,5kg cá biển

Từ 4 kg – 4,5 kg cá nước ngọt (loại cá mè hoặc cá rô phi) sẽ cho 1 kg cá sấu thương phẩm .

17- Không nên để quá nhiều người tiếp xúc với chuồng nuôi và gây chấn động đến đàn cá, môi trường tĩnh và sống tập trung ở mật độ thoáng sẽ phần nào giúp cho sự tăng trưởng của cá tốt hơn .

: Những điều cần biết về chọn lồng nuôi nhím Update 01/2025

18-Theo dõi cá thường xuyên nhất là thời gian gây giống ban đầu trong quá trình cho ăn, nếu con nào không chịu ăn hoặc có dấu hiệu, biểu hiện bất thường phải kiểm tra và phòng chống các loại bệnh.
Nuôi cá sấu rất có tương lai, dễ nuôi, ít bệnh. Chúng tôi đã nuôi thử các loài khác nhau, trong môi trường nước ngọt, mặn với nồng độ muối khác nhau mà cá Sấu vẫn sống và phát triển tốt.

Rate this post