Một số lưu ý về gieo lúa trong vụ mùa Update 11/2024

: Phòng trừ bệnh sương mai hại cây Update 11/2024

Trong vụ mùa, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường để gieo thẳng thành công nên lưu ý một số vấn đề kỹ thuật như sau:

Gieo lúa

: Một số lưu ý về gieo lúa trong vụ mùa Update 11/2024

1. Thời vụ
 Không nên gieo cấy quá muộn, mưa sớm (trung tuần tháng 11), cây chưa kịp bám rễ sẽ bị ảnh hưởng.
Lựa chọn các giống có khả năng chống chịu tốt với bệnh bạc lá. Các giống có thời gian sinh trưởng dài hơn như BC15, ĐS1, Nam Dương 99, TBR225… nên gieo đầu lịch.

2. Sử lý mộng mạ
Vụ mùa mưa, bão nhiều, thời tiết nắng, nóng nếu mật độ quá dày bông lúa nhỏ, ít bông, cây dễ bị đổ và đối tượng rầy nâu, khô vằn sẽ gây hại nặng. Do đó, cần khống chế lượng thóc giống ngay từ ban đầu. Với giống hạt nhỏ (BT7, T10..) gieo từ 0,8-1kg/sào, hạt to (Q5, TBR1, N97…) 1,2-1,5 kg/sào, lúa lai 0,8-1kg/sào. Tốt nhất ngâm lượng dự phòng để gieo gọn vào góc ruộng.
Ngâm, ủ đến khi hạt thóc có mầm bằng 1/3 đến 1/2 hạt thóc, rễ dài gấp đôi mầm là có thể đem gieo.
Nếu ngâm được hạt giống bằng chế phẩm KH, sẽ kích thích cho mầm, rễ phát triển mạnh, làm tăng khả năng chống chịu cho cây con.
Cách làm: Pha 1 gói chế phẩm KH với 7 – 10 lít nước rổi đổ 5 – 7 kg thóc giống vào ngâm. Cứ ngâm 10-12 giờ lại vớt ra cho ráo nước khoảng 1 giờ, rồi lại ngâm tiếp cho đến khi hạt thóc úng mép. Trong quá trình ngâm không được thay nước K-H. Sau đó ủ cho hạt mọc mầm (nứt nanh) và sử lý như hạt mộng bình thường.

3. Làm đất và bón phân
Trong vụ mùa quan trọng nhất là phải quy hoạch thành vùng trên chân đất vàn, vàn cao đảm bảo chủ động tưới tiêu. 
Năm nay, thời gian giải phóng đất rất ngắn nên khi thu hoạch lúa xuân không được để mất lấm, thu hoạch đến đâu làm đất đến đó. Lượng rơm rạ trên đồng nhiều bà con có thể sử dụng chế phẩm sử lý rơm rạ như Trichoderma, Fito-Biomix RR, phân vi sinh Azotobacterin… hoặc vôi bột 20-25kg/sào để vãi trước khi lồng dập rạ. 
Trước khi bừa cấy từ 1-3 ngày, phải bón toàn bộ phân chuyên lót như phân có tỷ lệ 6:11:2 hay 5:10:3, lượng bón nhiều hơn ruộng cấy. Tận dụng nguồn phân hữu cơ nếu có hoặc sử dụng phân vi sinh để thay thế.
Bừa kỹ hơn ruộng cấy và trang phẳng mặt ruộng, tránh để tạo vũng nước trên mặt luống, tạo rãnh tiêu nước xung quanh ruộng, tạo luống khum mai rùa. Khi bùn lắng, nước trong, tiến hành tháo cạn nước rồi gieo. 

4. Kỹ thuật gieo thẳng
Tại Thái Bình, phương thức gieo chủ yếu vẫn là gieo vãi. Phương thức này vừa tiện lợi, vừa tiết kiệm lại dễ làm. 
Ban đầu định hình mỗi luống rộng từ 1,5-2m. Chia mộng mạ đều cho các luống. Gieo đi gieo lại nhiều lần để đảm bảo được khoảng cách trung bình hạt cách hạt từ 8-10 cm. Gieo úp tay để hạt mộng tiếp xúc với đất nhiều hơn. Trời nắng, nóng, hạt mộng dễ bị khô và héo nên cần làm lầm mặt ruộng trước khi gieo.

5. Chăm sóc giai đoạn đầu sau gieo
Cần phải phun thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm ngay sau gieo, tốt nhất là phun bằng thuốc cỏ Soffit, Prefit.
Thường xuyên giữ ẩm mặt ruộng để rễ lúa ăn sâu vào đất và phòng ốc bươu vàng phá hại giai đoạn đầu. Khi cây lúa được 1,5 – 2 lá đưa nước láng mặt ruộng và tiến hành bón nhử khoảng 2 – 3 kg ure/sào. Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh thì  bón phân NPK chuyên thúc và chăm sóc, dặm tỉa như lúa cấy.

KS. Phạm Thị Hiên

Rate this post