Chó Doberman là một trong những dòng chó nghiệp vụ vô cùng nổi tiếng của nước Đức bên cạnh những dòng chó Rottweiler và Becgie. Gần đây, phong trào nuôi chó Doberman bắt đầu phát triển tại Việt Nam. Số lượng người mua và bán cũng từ đó tăng lên. Tuy nhiên, Doberman là dòng chó tương đối khó nuôi nên người chăm sóc phải có những hiểu biết nhất định về giống chó này.
1. Nguồn gốc giống chó Doberman thuần chủng
Chó Doberman 1 trong tứ đại quốc khuyển của đất nước Đức. Doberman được biết đến là những chú chó vô cùng thông minh, nhanh nhạy, hung dữ và là một trong những trợ thủ vô cùng đắc lực của cảnh sát.
Chó Doberman tên đầy đủ là Doberman Pinscher (tên gọi khác là chó Dobie) được lai tạo bởi ông Louis Doberman vào cuối thế kỷ 19 tại thị trấn Apolda – Thuringia – Đức.
Ông Louis Doberman bắt đầu tìm cách lai tạo những chú chó Doberman đầu tiên là vào năm 1870.
Đến năm 1876 những chú chó Doberman mới chính thức được ra mắt công chúng. Khi vừa mới ra mắt, những chú chó này đã gây được ấn tượng vô cùng mạnh mẽ với cộng đồng những người yêu chó tại Đức lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, tất cả mọi thông tin về nguồn gốc và quá trình lai tạo giống chó này thì không một ai biết chính xác.
Năm 1908, những chú chó Doberman đầu tiên được đưa đến Mỹ nuôi và phối giống. Với sự thông minh cùng thân hình săn chắc, chó Doberman nhanh chóng chiếm vị trí số 1 trong các dòng chó được nuôi tại Mỹ.
Sau thời kỳ thế chiến thứ II, khi Đức bại trận gần như toàn bộ những chú chó Doberman được đem về Mỹ nuôi dưỡng.
Tại Đức và Châu Âu thời điểm đó gần như tuyệt chủng giống chó này, chỉ còn khoảng vài con do cảnh sát nuôi để huấn luyện nghiệp vụ.
Sau thời kỳ thế chiến thứ 2, Mỹ trở thành đất nước có số lượng chó Doberman lớn nhất. Từ đây chó Doberman được nhân giống và bán tại trở lại thị trường Châu Âu.
Ngày nay, chó Doberman được buôn bán rộng rãi ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới không chỉ để làm nghiệp vụ mà còn để nuôi như thú cưng trong nhà.
🔥🔥🔥 TÌM HIỂU THÊM VỀ: Giống chó Eskimo
2. Đặc điểm ngoại hình chó Doberman
Chó Doberman Pinscher là một trong những giống chó có kích thước tương đối lớn. Một chú chó Doberman đực trưởng thành có chiều cao 66-72 cm và nặng trong khoảng từ 40 – 45 cân.
Chó Doberman cái trưởng thành có kích thước nhỏ hơn chỉ cao khoảng 61 – 68 cm và cân nặng dao động từ 32 – 35 cân.
Một chú chó Doberman có thể sống được trong khoảng từ 10 – 13 năm tuổi. Chó Doberman có thân hình vô cùng săn chắc, mạnh mẽ và tương đối thanh thoát.
4 chân rất cao và phần mông và đùi có cơ bắp rắn chắc. Giống chó Doberman có bộ lông ngắn tương đối dày, cứng và bám sát vào lớp da của chúng.
Thông thường, những chú chó Doberman có bộ lông màu đen, nâu vàng, nâu đỏ cũng có những con màu trắng.
Màu trắng khá hiếm khiến nhiều người yêu thích, nhưng màu sắc này là những chú chó mắc bệnh bạch tạng nên sẽ tiềm ẩn nhiều căn bệnh.
Chó Doberman có phần đầu tương đối nhỏ so với thân hình cao lớn của chúng. Phần mõm tương đối dài và vuông, phần xương hàm cùng răng vô cùng chắc khỏe, đây là một trong những dòng chó có sức cắn vô cùng mạnh mẽ.
Phần tai của chó Doberman tương đối lớn và thường dựng thẳng đứng. Tuy nhiên, hầu hết những chú chó Doberman ban đầu thường không có đôi tai dựng đứng mà rủ xuống.
Chính vì thế nhiều người chủ đã cắt tai và nẹp tai cho chúng từ bé (không nên cắt tai vì sẽ gây đau đớn và nặng hơn là gây nhiễm trùng tai của những chú chó).
Đuôi của những chú chó Doberman tương đối dài và cứng gần giống với đuôi bò. Tuy nhiên, ở hầu hết các cơ sở nhân giống chó đều cắt đuôi của chúng để tăng thêm vẻ dữ dằn, khỏe mạnh cho giống chó này.
Lưu ý, nếu muốn cắt đuôi cho chó thì các bạn nên cắt cho chúng từ khi mới sinh ra. Như vậy sẽ hạn chế được sự sự đau đớn hơn, nếu cắt khi chó đã trưởng thành chúng sẽ rất đau và dễ dẫn tới những vấn đề về sức khỏe sau này.
: Tìm hiểu về loài chó: phân loại, thức ăn và đặc điểm Update 11/2024
🔱🔱🔱 KINH NGHIỆM: Phân loại các giống chó Kiwawa hiện nay
3. Đặc điểm tính cách chó Doberman Pinscher
Doberman là giống chó nghiệp vụ, chính vì thế bản tính của chúng vô cùng hiếu chiến hung dữ, sẵn sàng tấn công mục tiêu đến cùng.
Loài chó này có tính cách vô cùng gan dạ, sẵn sàng chiến đấu với những những đối thủ có kích thước lớn hơn mình để bảo vệ chủ của mình.
Mặc dù bản tính vô cùng hung dữ nhưng chúng không tự ý tấn công người khác và các vật nuôi. Chúng chỉ tự vệ khi gặp nguy hiểm và tấn công những kẻ có ý định làm hại đến chủ nhân của chúng.
Chó Doberman cũng rất thông minh, khả năng tiếp thu rất nhanh và rất biết nghe lời. Chính vì thế chúng luôn được lựa chọn để trở thành những cộng sự đắc lực của con người để bảo vệ, canh gác trong các đơn vị lực lượng vũ trang và quân đội.
⚠️⚠️⚠️ ĐỌC TIẾP: Giống chó Việt Nam
4. Kinh nghiệm nuôi chó Doberman
Những chú chó Doberman có thân hình lớn cùng tính cách khá hung dữ. Vậy nên, khi chăm sóc các bạn không chỉ quan tâm về chế độ dinh dưỡng mà còn phải thường xuyên huấn luyện cả về thể chất lẫn tính cách cho chúng.
Giống chó Doberman ăn gì?
Những chú chó Doberman có kích thước lớn nên cần có chế độ dinh dưỡng thật tốt thì cơ thể mới có thể săn chắc và khỏe mạnh.
Trong khoảng từ 4 tháng tuổi đến 8 tháng tuổi do cơ thể chó Doberman còn nhỏ nên cho ăn khoảng 0,6 kg- 1,1 kg thức ăn/ngày.
Trong đó:
- 3/5 lượng thức ăn trong ngày được cung cấp từ thịt, trứng và nội tạng của heo và bò.
- 2/3 lượng còn lại là nguồn dinh dưỡng đến từ cơm, bánh, sữa, rau củ, quả… để cung cấp đầy đủ các chất tinh bột, chất xơ cùng vitamin và khoáng chất.
Trong khoảng từ 8 tháng – 16 tháng tuổi lượng thức ăn cũng cần tăng dần lên.
Một ngày, một chú chó Doberman cần lượng thức ăn từ 1 – 1,5kg. Tổng lượng thức ăn cũng được chia tỷ lệ 3/5 và 2/5 như giai đoạn từ 4 tháng tuổi đến 8 tháng tuổi.
Lưu ý: trong giai đoạn phát triển các bạn nên cho chúng ăn 3 bữa 1 ngày, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.
Nếu trong thời kỳ này chăm sóc tốt chú chó nhà bạn sẽ cơ thể săn chắc, bộ lông bóng mượt và tránh được nhiều căn bệnh.
Sau giai đoạn phát triển, chó Doberman sẽ không tăng trưởng về kích cỡ nữa mà dần hoàn thiện về các kỹ năng và phản xạ.
Chính vì vậy, số bữa ăn cũng nên giảm xuống 2 bữa/ngày, lượng thức ăn dao động trong khoảng 1,2kg/ngày.
⚠️⚠️⚠️ XEM NGAY: Tiêu chí lựa chọn chó Pitbull đẹp
Chăm sóc sức khỏe
Chó Doberman là một trong những dòng chó có nguồn gen ổn định, khỏe mạnh và hầu như không bị mắc những chứng bệnh về di truyền.
Tuy nhiên, khả năng chịu lạnh của chúng tương đối kém bởi loài chó này có bộ lông không quá dài.
Chính vì vậy, vào mùa đông chó Doberman thường được mặc quần áo ấm và nằm cạnh lò sưởi. Thời tiết tại Việt Nam mùa đông không lạnh so với các nước phương Tây nên độ lạnh không phải vấn đề quá nghiêm trọng.
Chó Doberman thường xuyên hoạt động nên thường gặp một số vấn đề liên quan đến cổ như viêm đốt sống cổ. Chính vì vậy, bạn nên chú ý chế độ luyện tập thật chuẩn mực.
Khả năng thích nghi
Những chú chó Doberman có khả năng thích nghi với mọi môi trường sống. Dù là nơi nóng hay lạnh, rộng hay chật chúng đều có thể sống được.
Tuy nhiên, nếu nuôi trong những khu nhà căn hộ thì bạn nên thường xuyên dẫn chúng ra ngoài chạy bộ và luyện tập những bài tập chúng yêu thích.
: Người mệnh này trong phong thủy tuyệt đối tránh đặt bể cá cảnh trong nhà Update 11/2024
Chó cũng giống như con người, cần phải có sự quan tâm chăm sóc và hướng dẫn mới phát triển theo chiều hướng tốt.
Mặc dù thời tiết của Việt Nam không lạnh như những nước phương Tây, nhưng những ngày nhiệt độ giảm đột ngột vẫn nên mặc áo ấm cho chúng.
Những ngày nhiệt độ giảm sâu dưới 100C thì nên cho những chú chó Doberman vào trong nhà hoặc những nơi có nhiệt độ ấm.
Nếu không kiểm soát được nhiệt độ chúng rất dễ mắc phải những chứng bệnh liên quan đến phổi . Vì vậy các bạn nên quan tâm đến môi trường sống để chó Doberman có thể phát triển khỏe mạnh.
🔱🔱🔱 XEM THÊM: Giống chó Akita Inu
5. Hướng dẫn cách huấn luyện Doberman Pinscher
Hằng ngày bạn nên dành thời gian cùng chú chó Doberman của bạn chạy bộ, luyện tập các môn thể thao mà chúng yêu thích như: bắt bóc, bắt đĩa, nhảy cao…
Những bài tập này sẽ tăng khả năng phản xạ của những chú chó Doberman. Đồng thời cũng giúp cho phần ngực, khung xương, đôi chân của chúng trở nên chắc khỏe, cơ bắp và linh hoạt hơn rất nhiều.
Những chú chó Doberman là một trong những chú chó hung dữ nhưng lại rất thông minh, biết nghe lời. Cho nên, các bạn nên huấn luyện chúng từ khi còn bé bắt đầu từ khoảng 5 tháng tuổi trở đi để tạo thành thói quen.
Chó Doberman vốn bản tính hung dữ nên khi ra ngoài các bạn nên đeo rọ mõm cho chúng để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
🌟🌟🌟 XEM THÊM: Chó cục bông
6. Cách chọn chó Doberman khôn?
+ Thứ nhất: Đối với dòng chó Doberman lai hãy chọn những con có màu lông đen, nâu đỏ, bởi những màu lông này sẽ dễ nuôi.
Màu trắng thì không nên mua, đây là thể bạch tạng ở chó khi nuôi rất dễ mắc một số các bệnh về di truyền.
+ Thứ 2: Nên mua chó Doberman con tầm khoảng 2 – 3 tháng tuổi. Lúc này chó con cũng cứng cáp và khi còn nhỏ chúng sẽ dễ thích nghi với môi trường sống của gia đình hơn.
+ Thứ 3: Mua giống chó Doberman thuần chủng có đầy đủ giấy tờ chứng minh sức khỏe, nguồn gốc, bảo hành để dễ dàng theo dõi sức khỏe.
✳️✳️✳️ NÊN XEM: Chó Becgie Đức giá rẻ
7. Chó Doberman Pinscher giá bao nhiêu tiền là rẻ nhất?
Chó Doberman thuần chủng phối giống tại Việt Nam:
Loại này thường có giá dao động từ 7 đến 10 triệu đồng. Đây là mức giá khá phù hợp đối với người Việt Nam. Sinh ra tại Việt Nam nên có ưu điểm là dễ dàng thích nghi với môi trường và thời tiết nước ta.
Chó Doberman nhập từ Thái Lan:
Những chú chó này nếu có đầy đủ các giấy tờ FCI thì sẽ có giá dao động từ 15 đến 25 triệu đồng một bé.
Chó Doberman nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu và Mỹ:
Đây là dòng Doberman cao cấp nhất nên thường có giá đắt gấp đôi so với mức nhập từ Thái Lan.
8. Mua, bán chó Doberman ở đâu tại Hà Nội, Tp Hcm?
Tuy nhiên, vì mức giá cao nên rất ít nơi nhập để bán. Nếu bạn muốn mua một chú chó Doberman nhập trực tiếp từ Châu Âu hoặc Mỹ thì bạn phải liên hệ với các trại chó lớn và uy tín.
Chó Doberman trên thị trường được rao bán khá nhiều, các bạn nên tham khảo kinh nghiệm mua chó trên diễn đàn các hội chó lớn để chọn được đúng địa điểm mua chất lượng.
Thông thường, mọi người thường mua chó Doberman tại các trại chó lớn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM).
: Viêm Kết Mạc (Đau Mắt Đỏ) Ở Chó, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Update 11/2024