Mua nhím giống ở đâu? Chúng tôi đã tổng hợp một số địa chỉ cung cấp nhím giống uy tín trên khắp cả nước. Mời bà con quan tâm, có nhu cầu về mua nhím giống, bán nhím giống, nhím thịt tham khảo theo các địa chỉ sau:
Cần mua giống Nhím để nuôi
Thông tin các nhà cung cấp Nhím mà Niên Giám Nông Nghiệp chúng tôi có được:
Chuyên cung cấp các loại nhím giống và nhím thịt (có đăng kí và giấy phép).
Xin liên hệ :Trại Nhím Củ Chi Tp.HCM chuyên cung cấp nhím giống cho bà con nông dân.
Có hướng dẫn kỹ thuật nuôi hoàn toàn miễn phí, nếu quý khách hàng chưa biết về cách làm chuồng trại nuôi nhím, nguồn thức ăn của nhím.
Điện thoại 0949 719 719 gặp A. Ngọc.
Đặc biệt quý bà con nông dân mua nhím giống tại trại chúng tôi sẽ được bao tiêu đầu ra cho sản phẩm nên quý bà con có phần yên tâm trong chăn nuôi. Nhím giống tại trại nhím củ chi được lựa chọn bắt cặp đực cái khác bố mẹ, tránh hiện tượng đồng huyết. Nếu trại nào đang nuôi mà nhím không đẻ vui lòng gọi cho chúng tôi, chúng tôi sẽ tới nơi kiểm tra lại tỉ lệ đực cái và cáp đôi lại cho bà con.
===============================================
Các bạn ở khu vực Daklak hoặc là huyện Cư Kuin và các khu vực lân cận có nhu cầu về mua nhím giống hoặc là tham khảo mô hình thì có thể liên hệ để tham quan học hỏi. Và có thể hỗ trợ thêm về kỹ thuật cũng như là con giống cho bà con được biết thêm. Cũng như là nhân rộng mô hình nuôi nhím giống.
Quy mô tổng đàn: 120 con cả bố mẹ và nhím con, 50 ô chuồng nuôi. Kinh nghiệm nuôi ba năm.
Địa chỉ tại : Thôn lô 13, xã Đray Bhăng, Huyện CưKin, Tỉnh ĐăkLăkSố Điện Thoại Bạn Ngân chủ Trại 0941 32 62 97Giá nhím thịt xuất ra ngoài hiện tại trang trại:280 ngàn một ký hơi
Nhím giống từ ba tháng tuổi, cân nặng từ hai đến ba ký. Giá cả hợp lý.———————————————————————————————————————————
Nhím giống Tiền Giang
Nuôi nhím, chăn nuôi trang trại, cung cấp giống và thu mua thịt
Quy mô trang trại bốn chục cặp nhím giống.
Liên hệ theo số: 0945 11 00 31 gặp Cường. Facebook: Cuong LephatHoặc anh Truyền chủ trại theo số: 0976 275 285Khu vực: Mỹ tịnh an Chợ gạo Tiền Giang
Có cả nhím bạch nuôi kiểng. Giá từ 10 triệu một cặp.Nhím đen giống tầm gần ba ký. Giá từ ba triệu rưỡi một cặp.———————————————————————————————————————————
Trại nhím giống tại Càng long , Trà Vinh
Liên hệ anh Nguyễn Văn Hiếu theo số 0383944184
Nhím giống từ 2 – 3,5 ký. Giá từ ba triệu rưỡi một cặp. Có giấy tờ ship đầy đủ.Lưu ý: liên hệ đặt trước mới có hàng
———————————————————————————————————————————
Trang trại nhím khu vực Thái Bình
Chuyên cung cấp: Nhím thịt, nhím giống cho quý khách gần xa.
Địa chỉ: Mr. Chỉnh; Minh Hòa – Hưng Hà – Thái Bình.Giá cả phải chăng, cam kết giá rẻ nhất, liên hệ qua số điện thoại: 0947 668 668 hoặc 0852 668 668Hoặc truy cập: www.vaat.org.au và www.vaat.org.au. Ship trên toàn quốc.
———————————————————————————————————————————
Trại nhím ở khu vực Quy Nhơn Bình Định – trại nhím Lâm Thủy
: Nguyên lý và quá trình lọc nước trong hồ thủy sinh Update 10/2024
Gọi số: 0915 453 640
Trang trại chuyên nhím các loại, hổ trợ kỹ thuật chăn nuôi cho bà con nông dân.Đặc biệt bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra cho bà con. Mọi thắc mắc vui lòng gọi số: 0918 462 560 để được tư vấn hỗ trợ.
Chuyên nhím giống, nhím thịt, tư vấn kỹ thuật chăn nuôi. Nhím giống từ ba ký trở lên, giá bốn triệu một cặp.
———————————————————————————————————————————
Nhím giống Long An
Trại nhím Nguyên Hoàng chuyên Nuôi nhím sinh sản – Nhím giống nhím thịt
Mô hình nuôi nhím sạch
Nhóm facebook: Hội nuôi nhím Miền Nam ( gần 2000 thành viên)Fanpage: Nhím thịt – nhím giống Long An – Miền TâyLiên hệ số điện thoại: 0397945409. Giá từ ba triệu rưỡi một cặp.
———————————————————————————————————————————
Bán nhím giống nhím thịt ở miền bắc
Các bạn có nhu cầu mua nhím giống và nhím thịt xin mời đến thăm quan và muaLiên hệ theo số điện thoại: 0976 013 474
HOẶC
Bán nhím thịt khu vực hà nội liên hệ 0374444261. Giá 300 ngàn một cân, ship toàn miền bắc.
———————————————————————————————————————————
Trại nhím giống khu vực Tuyên Quang
Trại Nhím Anh Tưởng
Chuyên cung cấp nhím giống nhím thịt khắp cả nước, giá cả phải chăng.Ai có nhu cầu mua bán, trao đổi kinh nghiệm xin liên hệ : 0977314123
———————————————————————————————————————————
Trang trại nhím Tư Hiếu,Tây Ninh
Chuyên cung cấp nhím giống, giá cả hợp lý. Liên hệ số điện thoại: 0363932249
———————————————————————————————————————————
Nhím giống Đồng Nai
Trang trại Phan TùngĐịa chỉ: Tổ 12, khu phố 6, thị trấn Vĩnh An, Vĩnh Cửu, Đồng NaiHòm thư: [email protected]Liên hệ: 0907960314Website: www.vaat.org.au/Facebook: www.vaat.org.au/trangtrainhimphantung/
Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp giống gà Đông Tảo thuần chủng và nhiều loại con giống khác…
Hướng dẫn đường đến trại: Hướng từ Sài Gòn lên – từ cầu Sài Gòn (Quốc Lộ 1 A) lên khoảng 40km đến ngã 3 Trị An ( đường vào thủy điện Trị An) chạy vào hướng Trị An đến km số 16 đi thêm khoảng 50m bên tay trái ( hướng từ ngã 3 Trị An vào) có bảng trại Nhím Giống Phan Tùng Bà Con đi vào là tới!
Giá nhím giống 2020
Giá nhím giống cập nhật
Giá nhím giống trên thị trường
Con hai tháng có giá dao động từ hai đến ba triệu một cặp tùy thời điểm.Con hậu bị, bắt đầu sinh sản giá từ năm đến sáu triệu đồng một cặp.Con đã sinh sản giá từ tám triệu đồng một cặp.
: Khám Phá Chó Ngao Ý – Cận Vệ Thời Trung Cổ Update 10/2024
Giá nhím thịt
Thu mua trực tiếp tại trang trại từ hai trăm rưỡi một kýLoại móc hàm giá từ ba đến bốn trăm ngàn một kýLoại đã lọc xương giá từ bốn đến năm trăm ngàn một ký.
Tham khảo mô hình nuôi nhím giống
Trang trại ở đây có bốn dãy và được thiết kế từng ô chuồng. Ở giữa có lối đi khoảng sau mươi phân. Vừa đủ để cho người đi chăm sóc nhím và dọn dẹp chuồng trại.
Từng cặp nhím giống sẽ được nhốt trong một lồng kiên cố. Ở dưới có lót gạch hoa và xây tường lửng, phần còn lại là khung sắt. Vậy làm một nửa khung sắt thì có ưu điểm gì hơn so với xây toàn bộ là tường gạch?
Xây khung sắt thì cái thứ nhất là mình đứng từ trên nhìn xuống có thể quan sát dễ hơn. Bao quát được toàn bộ các ô chuồng. Thứ hai là nhím không thể trèo ra ngoài được. Thêm nữa là tạo độ thông thoáng cho chuồng nuôi.
Xây bằng sắt ưu điểm nữa là do chúng là gặm nhấm, cho nên nanh dài có thể cạ vào khung sắt và mài răng được. Ở phía trên cũng có thêm phần lan can bằng sắt nên không trèo ra ngoài được.
Kích thước mỗi ô chuồng nuôi nhím giống là bao nhiêu?
Kích thước mỗi ô chuồng nuôi nhím giống là 1 m x 1m3. Còn chiều sâu là tám mươi lăm đến chín mươi phân. Xây tường gạch lửng và nửa lan can sắt. Xây như vậy thì thuận tiện cho mình vừa quét dọn được trong chuồng. Mà vừa đủ diện tích để cho nhím giống ở và sinh hoạt.
Số nhím môi chuồng
Như vậy với thiết kế này cũng khá hay, độ thông thoáng cũng rất ok. Mà giá thành như vậy thì cũng không có mắc. Ở đây là những song sắt 6 hàn theo khung ngoài sắt phi 10. Tường gạch ở dưới thì xây lên cao khoảng bốn mươi phân, trái phẳng. Phía chân tường bên trong và nền được gạch men để vệ sinh dễ và sạch.
Mỗi một lồng như vậy nhốt một cặp nhím giống bố mẹ. Vậy thì nuôi được bao lâu thì bắt đầu sinh sản? Nuôi được từ mười hai đến mười lăm tháng tuổi là bắt đầu vô kỳ sinh sản. Thời gian mang bầu sẽ tầm khoảng chín mươi lăm ngày.
Mỗi lứa như vậy sẽ đẻ được bao nhiêu con? Nhiều nhất là ba con còn trung bình là hai. Khi đẻ ra thì mình nuôi cùng trực tiếp trong chuồng luôn. Chứ không tách riêng ra, nuôi sau hai tháng thì có thể tách nhím mẹ được.
Nhím con
Nhím con mới thì nuôi hoàn toàn 100 % sữa mẹ chứ không cho ăn thêm đồ ngoài. Để ổn định và không bị mắc các bệnh tiêu hóa.
Sau khi tách có thể ghép đàn hai 3 con để nuôi. Ghép từ nhỏ như vậy thì nhím sẽ không cắn nhau. Tuy nhiên vẫn phải quan sát theo dõi trực tiếp nữa, khi nào chịu không đánh nhau nữa thì thôi.
Ở phía trên thì có thể dùng mái tôn kèo thép hoặc là dừa nước tranh tre gì đó. Miễn sao che nắng che mưa là được. Độ cao thì khoảng là bốn mét rưỡi để tạo mát cho chuồng, đừng có nóng quá.
Trên bờ tường mỗi ô cũng được đánh số thứ tự. Vậy việc đánh số thứ tự này có ý nghĩa gì? Đánh số như vậy để mà khi mình ghép một đực một cái thì ghi được số ngày của nó. Ví dụ như là mình ghép một đực một cái vào ô số 1 vào ngày bao nhiêu thì mình sẽ ghi vào. Để từ đó tính được khi nào nó đẻ và căn ngày.
Chia sẻ về thức ăn và kỹ thuật chăm sóc nhím giống
Thức ăn của chúng thì tất cả các loại rau củ quả nó đều ăn được hết: rau lang, rau muống, bí ngô,… cải bắp, khoai lang, thanh long,… Còn nước uống có thể bố trí một bát trong chuồng kiên cố luôn để không gặm được. Có thể làm một chén ròi đổ bê tông kiên cố xung quanh.
Một ngày thì cho nhím giống ăn khoảng bao nhiêu lần? Một ngày thì ta cho ăn một lần, cỡ khoảng năm giờ chiều đến mười giờ tối. Ở đây thường cho ăn vào sáu giờ tối.
Còn lịch trình tắm rửa hay quét dọn diễn ra vào thời điểm nào? Tắm rửa thì ta nên làm vào sáu đến tám giờ sáng, như vậy thì sẽ sạch được cả ngày, không bị hôi. Công việc ban đầu là sẽ lấy chổi quét dọn trong chuồng trước, sau đó cọ xịt lần hai bằng nước.
Chia sẻ về một số vấn đề lưu ý như nhím đẻ, nhím cắn nhau
Nhím thì là động vật ngoài tự nhiên nên khi đẻ thì nó cũng diễn ra tự nhiên. Nên mình không cần can thiệp gì vào cả, có chăng thì chỉ cần lót thêm một chút ổ vải hoặc rơm cho chúng đẻ. Còn khi cắn nhau thì mình có phải can thiệp.
Khi nhím đẻ ba con thì chắc chắn là có sự tranh giành sữa. Ta xử lý hỗ trợ riêng như sau, sẽ bắt một con riêng ra. Rồi căn khoảng bốn tiếng sau bắt con khác ra rồi lại cho con đó vào. Cứ đổi lần lượt như vậy bốn tiếng một lần để con được ăn đều. Duy trì ở trong chuồng để có hai nhím con, không giành vú và cắn nhau.
Hoặc khác nữa thì cũng có thể ghép thêm vào cho những con cá biệt đẻ một con. Phân chia đều lượng sữa ra.
Chuồng thì sẽ bít kín toàn bộ để nhím con không chạy lung tung giữa các ô với nhau. Nếu để thông hoặc lỗ thoát thông thì chúng có thể cắn nhau hoặc bị nhím to cắn.
Một điểm nữa rất hay là lỗ thoát các bạn không nên làm to, không nên làm nổi ở trên. Mà ta nên khoan thành các lỗ nhỏ và đặt ống PVC âm dưới nền gạch. Dùng các co và T nối vào với nhau thì nước vừa đảm bảo thoát được mà nhím con không có bò ra ngoài. Dồng thời cũng ngăn chặn được chuột và một số loài khác theo đường ống nước vào chuồng.
Ưu điểm của nhím so với một số loại vật nuôi khác
Sức đề kháng của chúng rất cao, chống nhiều loại bệnh. Hầu như là không có các dịch lớn xảy ra. Vấn đề chính nhất là cắn nhau thôi giữa các con bé với nhau và giữa hai con đực lớn nhốt chung. Nếu như nhốt từ bé thì không sao chứ mà ghép hai con đự lớn thì chúng có thể cắn nhau tới khi một con chết thì thôi.
Như vậy thì chỉ nên nhốt nhím một đực với một hoặc hai cái. Không được nhốt nhiều đực với nhau.
Theo: Thủy Tiên
: Nắm rõ 4 quy tắc tối quan trọng khi làm chuồng cho thỏ Update 10/2024