: Mô hình nuôi gà đẻ trứng sạch Update 11/2024
Trong bối cảnh nghề nuôi chim yến lấy tổ đang phát triển mạnh trong cả nước, các nhà nghiên cứu khoa học đã lên tiếng dự báo về sự biến đổi khí hậu đang diễn ra sẽ tác động xấu đến đời sống sinh trưởng của loài chim này.
Tiềm năng lớn cho nghề nuôi yến
Tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến là rất lớn, khi nước ta có bờ biển dài trên 3.440km (kể cả các đảo), có gần 4.000 hòn đảo và nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá, là những lợi thế để phát triển quần thể chim yến Hàng (yến đảo).
>>> Xem thêm: Nuôi chim yến phụng
Bên cạnh đó, mười năm trở lại đây, nghề nuôi yến trong nhà để lấy tổ với mục đích thương mại đã phát triển mạnh mẽ. Cả nước hiện có 42 tỉnh, thành phố hình thành, phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà với tổng số trên 8.540 nhà yến; nhiều nhất là tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, tiếp đến là khu vực Đông Nam Bộ, khu vực duyên hải miền Trung.
Đến cuối năm 2018, sản lượng yến sào của cả nước đạt khoảng 63.400kg. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học, như quy trình kỹ thuật ấp nở chim yến nhân tạo, dẫn dụ chim yến, xây nhà nuôi yến… ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người nuôi. Bên cạnh đó, việc bảo tồn, phát triển các đàn chim yến sống trên các đảo tự nhiên đã được chú trọng, với sản lượng khai thác năm 2018 đạt khoảng 4.500kg. Chỉ riêng vùng duyên hải Nam Trung Bộ, nơi tập trung phần lớn các đàn chim yến tự nhiên, đã có 223 hang yến đảo tự nhiên.
Theo các nhà khoa học, đàn chim yến tại Việt Nam chia làm 2 nhóm, nhóm tự nhiên được phân bố ngoài các đảo, hoàn toàn hoang dã vì chúng chỉ cư trú ở trong hang và nơi kiếm mồi phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên; nhóm bán hoang dã vì chúng cư trú trong các ngôi nhà do con người xây dựng nên, nhưng nơi kiếm mồi vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường tự nhiên. Vì vậy, cả hai nhóm đều rất nhạy cảm trước sự thay đổi môi trường sống, rất dễ bị tổn thương từ biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã, đang được các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà quản lý và cả người nuôi chim yến đặc biệt quan tâm. Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết: Theo đánh giá hàng năm về những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan giai đoạn 1997 – 2016, Việt Nam là nước dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu, đứng thứ 5 về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2018 và đứng thứ 8 về chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn.
Thạc sĩ Lê Hữu Hoàng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Yến sào Khánh Hòa cho rằng: Biến đổi khí hậu là vấn đề đã, đang diễn ra, ngày càng gay gắt hơn, tác động không nhỏ đến sự sinh trưởng trong từng đàn chim yến đảo, còn ảnh hưởng xấu đến cả quần thể chim yến.
Tiến sĩ Nguyễn Cử, Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học nêu rõ: Sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai, cả về tần số, cường độ do biến đổi khí hậu là mối đe dọa thường xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực. Biến đổi khí hậu làm suy thoái môi trường sống của các loài sinh vật, trong đó có quần thể chim yến, vốn rất dễ bị tổn thương.
Cùng quan điểm này, Tiến sĩ Đặng Thúy Bình – Viện Công nghệ sinh học và môi trường, Trường Đại học Nha Trang mô tả: Biến đổi khí hậu được biểu hiện qua các hiện tượng nóng dần lên của khí quyển và trái đất nói chung, lượng mưa thay đổi, nước biển dâng… đang phá vỡ tập tính sinh học của loài chim yến và các hệ sinh thái hỗ trợ chúng. Đặc biệt, chim yến thiên nhiên làm tổ ven biển, là một trong những loài bị đe dọa nhất bởi biến đổi khí hậu; mực nước biển dâng cao làm giảm các khu vực làm tổ, cùng những cơn bão thường xuyên và mạnh hơn làm tăng thêm hàng loạt áp lực cho loài chim này.
Nâng cao khả năng thích ứng
Theo Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Đại học Bách khoa Hà Nội, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến khu vực kiếm mồi và sức khỏe của chim yến, gió bão làm ảnh hưởng đến tốc độ làm tổ của chim; mưa quá to, kéo dài cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh sản, phát triển và sản lượng tổ yến… Vì thế, muốn bảo tồn, phát triển đàn yến, không còn cách nào khác là phải tìm các giải pháp nâng cao khả năng thích ứng. Quản lý, phát triển, khai thác tổ từ quần thể chim yến để lấy tổ được đánh giá là nghề có nhiều triển vọng tại Việt Nam về hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học.
Các nhà khoa học cho rằng, các bộ, ngành ở trung ương, chính quyền các địa phương có thế mạnh trong nghề nuôi yến cần hợp sức với giới nghiên cứu, đưa ra những giải pháp hữu hiệu hạn chế những tác động tiêu cực của biến đổi khi hậu ở cấp vĩ mô đến vi mô nhằm bảo vệ sự sinh trưởng của chim yến và phát triển nghề nuôi chim yến.
Nhiều ý kiến cho rằng cần có cảnh báo sớm, kịp thời tác động biến đổi khí hậu đối với vùng ven biển, hải đảo, nhất là tại các đảo yến trọng điểm. Bên cạnh đó, các đơn vị có chức năng quản lý, khai thác yến sào tại các đảo, cũng như người nuôi chim yến nhà cần mở rộng thêm các hoạt động đã thực hiện trước đây như xây đập chắn sóng, làm mái che lòng chảo hang yến, nhà trú đông cho chim yến; căng lưới làm giảm áp lực sóng biển và thực hiện chương trình “Trồng một triệu cây xanh” góp phần tạo thêm nguồn thức ăn cho chim yến…
Công ty Yến sào Khánh Hòa đã khẳng định là đơn vị dẫn đầu cả nước về công tác quản lý, khai thác, bảo tồn nguồn tài nguyên yến sào đảo yến thiên nhiên với những nghiên cứu chuyên sâu để cho ra đời quy trình ấp nở, nuôi nhân tạo chim yến.
Đồng thời, Công ty đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng nhiều thành tựu kỹ thuật để ứng phó với biến đổi khí hậu, giúp bảo vệ thành công từng hang yến như kỹ thuật di đàn chim yến, làm mái che cho hang yến, đập chắn sóng biển tại các cửa hang yến đang cư trú, làm lưới giảm áp lực sóng tại khu vực hang yến…
Tiến sĩ Nguyễn Cử, Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học cho rằng: “Việt Nam cần mở rộng giao lưu, hợp tác trao đổi khoa học với các nước trong vùng Đông Nam Á và châu Á về khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm, trong đó có các hoạt động bảo tồn xuyên biên giới trong bối cảnh các quốc gia cùng hứng chịu những tác động của biến đổi khí hậu đối với đa dạng sinh học, bao gồm các quần thể chim yến”.