Gà chết đột ngột không rõ nguyên nhân với một số biểu hiện khác lạ. Đây là một triệu chứng thường gặp ở gà trưởng thành gây ra rất nhiều thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Có hai nguyên nhân khiến cho gà bị chết đột ngột là: thời tiết, bệnh dịch mà không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Với mỗi nguyên nhân trên thì gà thường có những biểu hiện ra bên ngoài như thế nào. Và cách khắc phục ra sao để giảm thiểu thiệt hại? Cùng đi đến những đánh giá và tư vấn cách chữa trị hiệu quả nhất ở ngay nội dung bài viết dưới đây.
Nếu bạn thấy gà chết đột ngột, mào thâm, da tím tái thì đàn gà nhà bạn có thể bị bệnh tụ huyết trùng gà. Nếu trước khi gà chết bạn quan sát sẽ thấy: Gà mắc bệnh cánh hơi sã xuống, mào tím, diều căng, chảy nước mắt, mũi, sưng mắt và thở khó. Nếu mổ khám thấy gà bị xuất huyết đỏ phủ tạng, da tím từng mảng, thịt đỏ sẫm, phổi sưng, gan tím có các nốt hoại tử trắng như đầu đinh ghim.
Nguyên nhân gà chết đột ngột?
Trong suốt quá trình nuôi gà, luôn xảy ra những trường hợp phát hiện gà chết đột ngột ngay cả trong khi đang ăn. Trường hợp này xảy ra trên cả gà con, gà trưởng thành và cả gà đẻ. Sau khi tìm hiểu biểu hiện và bệnh tích những nhiều cá thể gà chết đột ngột đã đưa ra 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:
- Do bệnh tụ huyết trùng gây ra
- Do thời tiết quá nóng làm cho gà không chống chịu lại được
Mỗi một nguyên nhân thường có những biểu hiện riêng biệt giúp người nuôi nhận biết được bệnh mà gà đang gặp phải.
Bệnh tích
: Top Bệnh Phổ Biến Ở Gà – Cách Chữa và Phòng Chống Hiệu Quả Update 12/2024
Khi mổ ra bà con sẽ thấy một số triệu trứng cơ bản có liên quan đến phần nội tạng như : viêm bao tim tích nước, hoại tử gan, xuất huyết lớp mỡ vành tim, lách không sưng gan có những đốm trắng và ruột sưng to, viêm, phổi tụ máu đen.
Gà chết đột ngột do bệnh tụ huyết trùng
Bênh tụ huyết trùng là bệnh nguy hiểm gây ra cái chết hàng loạt cho gà. Thường chúng không có những biểu hiện rõ ràng mà chỉ qua một số dấu hiệu như: cánh sã xuống, mào tím, diều căng, chảy nước mắt mũi và khó thở. Khi mổ để kết luận nguyên nhân thì thường thấy gà có bệnh tích da tím theo từng mảng, nội tạng thâm và có triệu chứng bị xuất huyết ở một số cơ quan.
Gà chọi chết đột ngột ở dạng này thì thường có 2 loại:
Thể ác tính: Gà chết đột ngột mà không biểu hiện nguyên nhân gì. Có khi gà đang ăn, đang ấp lăn ra chết, chỉ kịp giãy đập vài cái và kêu “quắc”,…
Thể cấp tính: Gà thường có biểu hiện giảm ăn, bỏ ăn, ủ rũ, sã cánh, đi lại chậm chạp, mào tím tái. Miệng thường có dãi, nhớt đục, thở khó. Đi ngoài phân xanh lẫn máu. Gà chết sau 24 – 72 giờ do kiệt sức, ngạt thở, tỷ lệ chết cao 90 – 100% nếu không được điều trị kịp thời.
Trị bệnh tụ huyết trùng gây gà chết đột ngột
Để điều trị bệnh tụ huyết trùng cần tới 3 loại thuốc vacxin, sử dụng liên tục trong 3-4 ngày. Kết hợp với quá trình quan sát tình trạng của bệnh.
- Kanamicin 1g: Liều dùng 30 – 40mg/kg
- Hamcoliforte: Liều dùng 1 g pha với 1 lít nước
- Genta – costrim: Liều dùng 1g pha với 1 lít nước hoặc 1 kg thức ăn
Chú ý: Khi đàn gà có một số con bị bệnh thì điều trị cả đàn gà trong ô chuồng và có cách ly với đàn chưa bị bệnh.
Phòng bệnh tụ huyết trùng cho gà
Để phòng bệnh tụ huyết trùng một cách tối ưu nhất, bà con cần tiêm phòng vắc xin cho gà theo định kỳ. Trong quá trình chăn nuôi, bà con chú ý đảm bảo môi trường sống của gà sao cho sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, được quét dọn và khử trùng thường xuyên. Nếu không mất quá nhiều thời gian cho việc dọn dẹp chuồng trại khi nuôi gà, bà con có thể sử dụng đệm lót sinh học Balasa. Đây là giải pháp đang được nhiều hộ gia đình chăn nuôi ưa chuộng bởi ưu điểm làm sạch mùi hôi thối, khí độc trong chuồng nuôi, từ đó giúp gà kháng bệnh tốt nhất. Cùng với điều kiện sống, bà con cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn của gà sao cho đảm bảo chất dinh dưỡng cũng như giúp gà có được sức đề kháng tốt nhất.
: Tại sao gà chết đột ngột? Nguyên nhân và cách phòng trị đúng đắn Update 12/2024
- Đảm bảo lượng thức ăn, nước uống cho gà phải đầy đủ và sạch sẽ
- Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại thường xuyên theo định kỳ
- Sử dụng vacxin nhũ độc pha vào nước uống của gà và vacxin nhũ dầu để tiêm dưới da
- Khi phát hiện gà bị nhiễm bệnh cần cách ly ngay để điều trị và khắc phục tránh tình trạng lây lan nhanh
Gà chết đột ngột do thời tiết quá nóng
Nguyên nhân thứ hai là do ảnh hưởng của thời tiết khiến cho gà con bị chết đột ngột. Lý do thường đến từ chuồng trại không đúng tiêu chuẩn, được lợp bằng tôn hoặc bờ lô xi măng. Khi gặp trời nắng nóng nhiệt độ hấp thụ xuống dưới làm cho nhiệt độ tăng cao vượt quá sức chịu đựng của cơ thể gà.
Hoặc chuồng trại thấp, mật độ nuôi lớn làm cho nhiệt độ không thải ra được tích tụ lại khiến chuồng nuôi quá nóng. Cuối cùng, thức ăn giàu năng lượng làm gà mập nhanh kết hợp với nhiệt độ môi trường làm gà không chịu được.
Triệu chứng gà chết đột ngột do thời tiết
- Gà đứng há mỏ để thở
- Ăn ít, uống nước nhiều
- Cơ quan nội tạng và lớp mỡ dưới bụng bị xuất huyết
Trị bệnh gà chết đột ngột do thời tiết
Bổ sung Bcomplex, hỗn hợp sinh tố (đặc biệt là sinh tố C) và một số chất điện giải để gà tăng sức đề kháng, chống stress nhiệt. Có thể dùng một số loại dưới đây:
- RTD – điện giải AC: pha 1g vào 3 lít nước uống
- RTD – Vitaplus: pha 1g/ 4 lít nước hoặc trộn 1g vào 1.5 kg thức ăn dùng mỗi ngày
- RTD – Stresroak: pha 5-10ml/ 100con (gà con) và 10 – 20ml/ 100con (gà trưởng thành)
- RTD – Livfitvet: pha 5-10ml/ 100con (gà con) và 10 – 20ml/ 100con (gà trưởng thành)
Cách phòng bệnh gà chết đột ngột do thời tiết
- Nên xây dựng hệ thống chuồng trại có hệ thống thông gió để giải nhiệt
- Không cho gà ăn vào lúc nắng nóng rơi vào khoảng 11h trưa – 2h chiều
- Giảm bớt mật độ chuồng nuôi, chuồng úm khi thấy hiện tượng gà chết do nóng hoặc gà con có những biểu hiện như há mỏ, giảm ăn, uống nhiều nước và tránh xa bóng đèn sưởi ở chuồng úm.
- Không phun nước vào chuồng gà bởi nó giúp giảm nhiệt chuồng gà nhưng lại gây bệnh kế phát rất nghiêm trọng.
Nói tóm lại, gà chết đột ngột có 2 nguyên nhân là do bệnh tụ huyết trùng và do thời tiết quá nóng gây nên. Để hạn chế được tối đa thì theo Thanke.net các sư kê nên có những biện pháp phòng tránh. Và dọn dẹp, khử trùng chuồng trại thường xuyên để hạn chế được bệnh ở gà. Không những thế còn thường xuyên quan sát các biểu hiện để phát hiện kịp thời tình trạng gà đang gặp phải. Từ đó sẽ có những biện pháp khắc phục để tránh được sự lây lan của bệnh dịch nhanh chóng gây ra thiệt hại nặng nề.