Gà mái có cựa cũng được nhiều sư kê, người nuôi gặp phải trong quá trình nhân giống của mình. Chúng mang tới sự mới lạ hơn cho những người nuôi gà. Tuy nhiên với những người nhân giống thì việc gà mái có cựa tốt hay xấu? Và có nên nuôi loại gà này để làm mái giống, mái nhánh hay mái tổ hay không? Bài viết này chia sẻ quan điểm của vaat.org.au về vấn đề này!
Gà mái có cựa là như thế nào?
Tình trạng gà mái có cựa là những con gà mái bỗng nhiên phần cựa mọc dài ra và nhú như gà trống. Mặc dù chúng là gà mái nhưng phần cựa lại phát triển hơn bình thường. Không chỉ những giống gà tre mà những giống gà khác cũng gặp phải như gà chọi, cà cảnh…Gà mái có cựa là những con gà mái cựa đó đã bị biến dị gen. Bộ gen đã bị thay đổi là một yếu tố không ổn định. Các cơ quan và hướng phát triển của chúng đã không đi đúng hướng.
: Hiện tượng gà mái có cựa là điềm gì? Nuôi có tốt không? Update 11/2024
Bình thường sẽ chỉ có gà trống mới mọc phần cựa để làm vũ khí chiến đấu. Tuy nhiên giờ đây thì gà mái có cựa cũng có thể sở hữu vũ khí này. Điều đó khiến cho nhiều người băn khoăn không biết có nên nuôi loại gà này hay không?
Số lượng gà mái có cựa dài nhiều không?
Theo như vaat.org.au tìm hiểu những con gà mái có cựa này số lượng không hề nhiều. Chúng chỉ là những cá thể đột biến khác biệt so với những con gà mái thông thường. Vì thế mà tỉ lệ để sinh ra những con gà mái như vậy rất là ít. Tỉ lệ này chắc chỉ chiếm khoảng 1 vài con trên 1 nghìn con hoặc cao hơn tỉ lệ này.
Giải thích hiện tượng gà mái có cựa
Theo như ý hiểu của vaat.org.au thì những con gà mái có cựa xuất hiện có thể là do di truyền hoặc cũng có thể do đột biến trong cơ thể. Theo như một bài báo phân tích về gà mái biết gáy thì là do buồng trứng của gà bị bệnh và sản sinh ra những hóc môn kích thích giới tính đực. Dẫn tới chúng có thể gáy hoặc mọc lông, cựa như gà trống. Chúng được gọi là hiện tượng phát dục tính biệt.
Tương tự như vậy đối với những con gà mái. Chúng cũng có thể bị tình trạng trên và các bộ phận của chúng cũng dần phát triển thành gà trống. Dẫn tới phần cựa nhô cao hơn so với gà mái thông thường.
Đây chỉ là suy đoán chủ quan của vaat.org.au mà thôi. Tất nhiên chưa có nghiên cứu khoa học chính xác nào về vấn đề gà mái mọc cựa dài cả. Nếu bạn thấy hợp lý thì ủng hộ nhé.
Link bài viết trên Vnexpress https://vnexpress.net/khoa-hoc/vi-sao-ga-mai-bien-thanh-ga-trong-1967906.html
Nên dùng gà mái có cựa để phối giống không?
Với tính di truyền cao lên đến 70% cho gà con thì việc lựa chọn con giống phải được xem xét kĩ càng. Gà biến dị di truyền hầu hết sẽ mang lại bệnh tật cho gà con. Chính vì vậy không nên dùng để phối giống.
Có nên nuôi gà mái có cựa hay không?
Theo như bài báo bên trên thì phần buồng trứng đã bị biến đổi. Có thể là 1 phần hoặc có thể là toàn bộ. Vì thế mà những con gà mái này vẫn có thể sinh sản, đẻ trứng hoặc hết đẻ trứng hoàn toàn. Vì thế mà theo như chúng tôi thì chủ nhân không nên nuôi gà mái có cựa. Lý do như sau:
Về sinh sản, làm giống
Buồng trứng đã không còn tự nhiên như ban đầu nếu chọn làm mái tổ hoặc mái nhánh thì sẽ không ổn. Nguồn gen có thể bị sửa đổi và sản sinh ra những hậu duệ mang nguồn gen không tốt này. Và vì thế mà khó có thể sinh ra những con gà con đẹp có tố chất. Bố mẹ có khiếm khuyết thì khả năng con sinh ra khiếm khuyết là rất cao.
Những con gà mái chọi được chọn để đúc gà con. Thường phải có những đặc điểm tốt, nổi trội về cả giống, ngoại hình, tướng đẹp và tính cách, kỹ năng đá gà. Do đó, những con gà mái có cựa tốt hay xấu vẫn luôn được nhiều sư kê thắc mắc. Bởi đây là một tướng độc ở gà mái mà người ít kinh nghiệm thường bỏ qua khi chọn gà mái giống.
Để chọn được gà mái giống tốt, chắc chắn cho ra đàn chiến kê tương lai. Các sư kê có thể áp dụng cách chọn gà mái chọi sau.
Gà mái có cựa về mặt tâm linh
Câu chuyện gà mái biết gáy được cho là điềm không tốt. Và dân gian cha ông ta rất kỵ chuyện gà mái biết gáy. Đặc biệt là gáy giữa cửa nhà nhìn vào ban thờ. Chuyện gà mái biết gáy và mọc cựa thì chúng cũng tựa tựa giống nhau. Tức là đều do những đột biến đi trái ngược với tự nhiên. Vì thế mà những con gà mái biết gáy thường bị thịt ngay không thương tiếc.
Theo quan niệm dân gian, con gà mái biết gáy thì không mang lại may mắn; nhất là khi chúng đứng giữa nhà cất tiếng gáy và trông vào bàn thờ gia tiên.
Cùng quan điểm trên thì gà mái này cũng mang lại xui xẻo; bởi vì nó đi ngược lại với quy luật tự nhiên. Từ đó khi phát hiện trong đàn có gà 1 cựa hay cả 2 thì người ta thường đem giết thịt ngay.
Cách chọn gà mái chọi – gà mái có cựa tốt hay xấu.
: Bí Quyết Om Gà Chọi Đỏ Đẹp Đúng Kỹ Thuật Update 11/2024
Có cách chọn gà mái chọi giống chuẩn xác. Thì các sư kê đã thành công 70 % trong việc có được những con gà con khỏe mạnh, có khả năng đá gà tốt. Và thành công 50% trong việc có được một chiến kê thực thụ. Phần còn lại nằm ở cách nuôi gà chọi chiến, chế độ dinh dưỡng và cách tập luyện cho gà chọi.
Để chọn được những con gà mái chọi tốt, cần chú ý đến 3 yếu tố: nòi giống, xem tướng ngoại hình đẹp và kỹ năng, tính cách.
Tông dòng
Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng. Chiếm phần lớn trong việc quyết định đến sự di truyền và đặc điểm của gà con sau này. Việc chọn được gà chọi giống cũng khá khó khăn, bởi để tìm những con gà mái chọi rặc chuẩn tông dòng trên thị trường khá khó. Rất ít người bán gà mái chọi giống, hoặc bán gà chọi mái giống với giá cao.
Tuy nhiên, các sư kê có thể dùng 2 cách sau để chọn được gà chọi mái giống tông dòng.
Cách 1: Chọn mua gà mái chọi chuẩn tông dòng đã qua kiểm định.
Tốt hơn hết là sư kê nên chọn mua gà mái chọi chuẩn tông dòng tại những địa điểm bán gà mái chọi uy tín. Hoặc những chỗ quen biết để không mua phải gà lai có đặc điểm gần giống với gà mái chọi rặc.
Với cách này sư kê sẽ không nên quan tâm nhiều đến việc gà mái có cựa tốt hay xấu. Mà cần phải xem xét đến những phẩm chất của gà mái. Những con gà mái chọi đã qua kiểm chứng thường có tính cách lỳ lợm và mạnh mẽ hơn. Do đó, gà con sinh ra cũng sẽ có nhiều tố chất tốt, có thành tích xuất sắc hơn.
Nếu gà chọi mái sở hữu những đòn đá độc như ôm đấm, hầu kiềng, cựa đè… Và có nhiều đặc điểm tốt. Thì khi gây giống, những con gà này sẽ cho ra những đời con khỏe mạnh, sức đề kháng bệnh tốt, tướng đẹp. Và đặc biệt là khả năng đá gà, tinh thần chiến đấu tốt.
Cách 2: Tạo gà mái chọi làm giống.
Tự nhân giống và nuôi gà mái chọi làm giống. Là cách tốt nhất để sư kê có thể sở hữu gà chọi mái giống đẹp. Và thuận lợi hơn trong việc đúc gà con. Cũng như việc kiểm soát chất lượng và độ thuần chủng của giống. Tuy nhiên cách làm này đòi hỏi sư kê phải có kinh nghiệm trong cách chọn gà mái chọi giống thì mới chọn chính xác được.
Lưu ý khi chọn gà mái là gà mái rặc nòi. Là nếu gà mái có cựa thì phải chuẩn gà cựa, còn nếu gà mái nòi đòn thì phải rặc gà đòn. Gà mái 1 cựa, gà mái có cựa hay không thì phụ thuộc nhiều vào tông dòng của gà.
Sau đó, mới xem xét đến những yếu tố khác như ngoại hình, xem vảy gà chọi, xem chân gà chọi. Hay xem thân mình, xem đầu cổ gà chọi…
Cách chọn gà mái chọi bằng việc xem tướng ngoại hình
Xem tướng đầu
Khi xem phần đầu gà chọi, các sư kê cần phải xem đầy đủ đầu, mặt, mắt, mồng, mỏ. Và đặc biệt là thần thái toát lên từ đôi mắt gà. Gà hơn thua nhau sẽ biểu hiện rõ qua ánh mắt (đây là kinh nghiệm nhiều năm chơi gà chọi của nhiều sư kê).
Đầu gà: nhỏ, thon dài tương xứng với cần cổ gà. Nếu đầu gà và cổ gà có kích thước gần bằng nhau thì càng tốt.
Mỏ gà: mỏ vừa phải (không quá dài cũng không quá ngắn), tương xứng với đầu gà. Khi khép lại thì chặt khít với nhau.
Mũi: cánh mũi hở, mũi to.
Mắt: to, sáng, con ngươi nhỏ. Toát ra được sự nhanh nhẹn và mạnh mẽ.
Xem tướng cổ gà.
Cổ gà mái chọi tốt phải có độ dài và kích thước phù hợp với thân mình. Cổ đặc, liền mạch, các khớp xương cổ phải chắc chắn mới tốt.
Đặc biệt, nên chọn những con gà mái chọi có lông phủ từ phần đầu cho đến hết cổ. Đây là những con gà chọi mái tốt.
Xem tướng mình gà.
Khi xem xét thân mình của gà mái, các sư kê cũng cần quan sát các bộ phận. Để đánh giá được tổng quan về cấu trúc xương khớp, lông cánh. Như thế, mới biết được gà con sinh ra sẽ thừa hưởng được những phẩm chất gì.
: 3 kỹ thuật tắm cho gà chọi hiệu quả nhất Update 11/2024
Vai: nở và hơi xếch, cấu trúc xương vững chắc, liền mạch.
Ngực: lườn sâu, không bị vẹo.
Cánh: cánh úp chặt vào thân, phủ gần hết phao câu và lưng gà.
Chân gà: to vừa phải, đùi to, phình hơn thân. Đùi thắt.
Xương ghim: không bị lệch, đều và sờ vào thấy cứng chắc.
Lưu ý:
Khi tự tao gà mái nhánh thì không nên sử dụng lứa trứng đầu để ấp. Vì những con so nở ra sẽ yếu, con nhỏ và sức đề kháng cũng không được tốt. Đồng thời sư kê cũng nên chú ý đến số lượng trứng sinh ra. Bởi những con gà mái rặc thì thường chỉ đẻ 8 – 10 trứng. Còn nếu gà đẻ trên 10 trứng thì thường là gà lai, không nên chọn để tạo gà mái nhánh.
Nếu gà mái chọi có bản tính hung dữ, thì nên nuôi tách với những con gà mái khác. Để tránh tình trạng đánh lộn giữa những con gà mái làm vỡ trứng.
Bên cạnh những yếu tố ngoại hình trên. Các sư kê cũng nên quan tâm đến các loại vảy, màu mắt, dáng đi, dáng đứng. Sau đó mới xét đến gà mái có cựa tốt hay không, gà mái có cựa không.
Cách chọn gà mái tre – Gà mái có cứa tốt hay xấu.
Bên cạnh cách chọn gà chọi mái thường được áp dụng như cách chọn gà mái nòi. Thì với các sư kê nuôi gà tre, gà tre cảnh. Thì có thể áp dụng cách chọn gà mái tre sau. Mặc dù về cơ bản thì không có gì khác so với cách chọn gà chọi mái nòi. Tuy nhiên có một số lưu ý khác biệt.
Vẻ đẹp về hình dáng: điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến giá trị của gà tre.
Bộ xương cứng cáp, cấu trúc liền mạch.
Vảy chân đẹp.
Sức khỏe tốt, không bị tụ huyết trùng và các bệnh lây nhiễm khác. Đặc biệt là bệnh lây trực tiếp từ mẹ sang con.
Sức bền tốt, có đòn đá hay, hiểm hóc.
Kinh nghiệm: Nên chọn những con có chân cao nếu chọn gà mái chọi giống. Còn với gà mái cảnh, gà cảnh thì nên chọn gà mái chân lùn. Thì gà con sinh ra sẽ đẹp hơn, đặc biệt là với giống gà tre Tân Châu.
Cách nuôi gà mái chọi đẻ đúng cách.
Sau khi đã chọn được gà mái chọi ưng ý. Có nhiều đặc điểm tốt, có thể là gà mái chọi có cựa hoặc không. (Tùy theo sư kê thích gà mái có cựa và muốn biết gà mái có cựa tốt hay không). Thì khi nuôi gà mái chọi đẻ, các sư kê cũng cần quan tâm đến 2 yếu tố quan trọng là dinh dưỡng và làm ổ cho gà.
Ổ gà mái chọi đẻ: cần được làm ở nơi khô ráo, thoáng mát. Cần phải được lớp rơm khô hoặc mùn để tạo độ êm hơn cho trứng. Và cũng hỗ trợ nhiều hơn cho việc ấp trứng. Nên thay lớp lót này định kỳ để vệ sinh. Tránh các bệnh thường gặp ở gà có thể lây lan và bọ mạt có thể cắn gà trong khi ấp trứng.
Thức ăn cho gà đẻ: trong thời gian gà mái đẻ và ấp trứng. Sư kê cần cung cấp thêm thóc để trứng được to hơn. Và gà con sinh ra cũng được khỏe mạnh hơn.
Gà mái có cựa không, gà mái có cựa tốt hay xấu là vấn đề nhiều người quan tâm. Tuy nhiên khi chọn gà mái chọi giống để đúc gà con. Thay vì thắc mắc gà mái có cựa tốt hay không. Thì sư kê nên quan tâm đến những yếu tố tông dòng, ngoại hình, sức khỏe và tính cách, khả năng lối đá của gà mái. Để chọn được con gà chọi mái tốt, cho ra đời những lứa gà con tiềm năng. Có thể trở thành những chiến kê đích thực.
Với những chia sẻ của vaat.org.au hy vọng rằng các bạn đã có những ý kiến của riêng mình. Nếu bạn muốn bạn vẫn có thể nuôi và lựa chọn làm gà mái của mình. Còn không thì cũng có thể nuôi làm cảnh cũng được. Hoặc cũng có thể đem đi thịt hóa kiếp cho nó sang kiếp mới. Nếu đồng ý hoặc không thì cũng để lại comment bên dưới nhé!
: Cách Nuôi Gà Đá Cựa Sắt Mau Tới Pin Lực Đá Khủng Update 11/2024