Những lưu ý trong kỹ thuật trồng khoai Tây vụ Đông Update 01/2025

: Kỹ thuật trồng cây keo tai tượng Update 01/2025

Muốn nhiều củ to cần đảm bảo số thân chính khoảng 16-20 thân chính/m2, tương đương 4-5 hốc/m2, khoảng 40-45 kg giống/1 sào Bắc bộ.

1. Về giống:

Nên đến các cơ sở đảm bảo, có uy tín để mua giống khoai tây có chất lượng tốt như: Giống Solara (Đức), Giống Marabel (Đức);…

Nếu có mầm đỉnh dài cần tỉa bỏ để kích thích mầm bên phát triển, sau đó xếp thành lớp mỏng, tránh nơi có ánh sáng trực tiếp, phủ lên trên mặt khoai 1 lớp bao tải gai ẩm (vắt kiệt nước) hoặc lớp rơm mỏng để khoảng 5-7 ngày khi khoai bật mầm mới bằng hạt đỗ xanh có thể đem trồng.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng khoai tây năng suất

Những lưu ý trong kỹ thuật trồng khoai Tây vụ Đông

2. Thời vụ: 

Vụ đông trồng từ 20/10 đến 10/11, tốt nhất trồng từ 25/10-5/11

3. Chân đất:

Tốt nhất đất trồng khoai nên luân canh với cây lúa nước, chọn đất cát pha, thịt nhẹ, không chua, chủ động tưới tiêu.

4. Mật độ trồng:

Muốn nhiều củ to cần đảm bảo số thân chính khoảng 16-20 thân chính/m2, tương đương 4-5 hốc/m2, khoảng 40-45 kg giống/1 sào Bắc bộ.

Luống đôi: Luống rộng 1,4 m, mặt luống rộng khoảng 0,9m-1 m, chiều cao luống 25-30 cm. Trồng hàng đôi, hàng cách hàng 40 cm, cây cách cây 35-40 cm

Luống đơn: Luống rộng 65-70cm, mặt luống rộng khoảng 50-55 cm; cây cách cây 35- 40 cm

5. Chuẩn bị củ giống và xử lý củ giống trước khi trồng:

Nếu củ giống to trên 40 gam thì cần bổ củ để tiết kiệm giống. Bổ dạng bổ cau, đảm bảo miếng nào cũng có mầm. Trong khi bổ cần sát trùng dao bổ bằng nước vôi trong hoặc nước xà phòng. Có thể bổ tách rời hoặc bổ dính

– Bổ củ tách rời: Nếu trồng ngay chấm miếng cắt vào xi măng, nếu chấm tro bếp đã hoai sau 3-4 ngày có thể trồng.

– Bổ củ cắt dính: Cũng giống như bổ củ tách rời bổ dọc củ khoai, nhưng không tách rời 2 mảnh mà để dính với nhau, sau 7-10 ngày tách rời 2 miếng đem trồng.

Khi trồng củ giống đã bổ cần chú ý: Nên trồng riêng vào một luống. Đặt nghiêng mặt cắt, không úp vết cắt xuống dưới, đặt củ nổi trên mặt luống. Khi tưới nước chú ý tưới vừa đủ ẩm, không tưới đẫm nước gây thối củ.

6. Phân bón/1sào (360m2)

* Lượng bón:

Phân chuồng hoai mục 400-500 kg (nếu không có phân chuồng có thể dùng phân vi sinh Azotobactrin 20-25 kg/sào thay thế)

Đạm urê: 10 – 12 kg

Supe lân: 15 – 20 kg

Kali clorua: 7 – 8 kg

* Cách bón lót: Nếu đất khô, trời không mưa, bón lót toàn bộ phân chuồng, lân supe, 30% đạm urê. Có thể bón theo rạch hoặc bón vàng rế, lấp lớp đất sau đó đặt củ. Tuyệt đối không đặt củ giống trực tiếp lên phân.

Nếu trời mưa, đất ướt, không được lót đạm ure, dùng để hòa tưới nhử.

Nên dùng NPK chuyên dùng cho cây khoai tây để đảm bảo cây sinh trưởng tốt và cho năng suất cao.

Rate this post