Những lý do khiến bé mèo nhà bạn liếm cái chân bị sưng! Update 12/2024

Cả bốn chân của bé mèo đều cần thiết trong cuộc sống của bé. Bàn chân của bé được sử dụng để vồ, nhảy và chơi đùa. Không có gì lạ khi bé mèo lại bị thương ở một trong những bàn chân của bé.

Giống như bất kỳ thương tích nào khác, những yếu tố liên quan như tuổi tác, cân nặng, giống loài và loại tác động đã gây nên thương tích cho bé sẽ khiến bé đi khập khiễng.

: Những lý do khiến bé mèo nhà bạn liếm cái chân bị sưng! Update 12/2024

Mèo bị chấn thương ở chân có thể gây ra đau đớn. Là một người chủ có trách nhiệm với bé, bạn cần nhận ra khi nào bé gặp thương tích nghiêm trọng nguy kịch, và khi nào thì bạn có thể từ từ bình tĩnh và quan sát thêm những triệu chứng mà bé có tại nhà.

Những chấn thương có thể xảy ra:

Khi kiểm tra vết thương ở bàn chân, bạn cần chú ý xem bàn chân có bị sưng không. Sưng đệm thịt có nghĩa là có thể bé đã bị côn trùng cắn hoặc chích, nhiễm trùng, áp xe hoặc tổn thương phần mô.

Ong chích có thể tạo ra một vết sưng lớn rất nhanh nhưng thường không quá đau. (Mèo thường dễ bị côn trùng cắn / chích vào bàn chân của bé khi bé đánh bọ, trong khi đó, chó thường bị sưng ở mõm khi cắn bọ.)

: Tại sao bé mèo lại nằm lăn vòng vòng trong nhà? Update 12/2024

Đây là phản ứng khi bị dị ứng, và nếu bé không bị nhiễm bệnh, tình trạng này sẽ thuyên giảm trong vòng 24 giờ hoặc ít hơn. Bác sĩ thú y của bạn có thể kê đơn hoặc gợi ý một vài loại thuốc giúp giảm sưng và ngăn dị ứng.

Chăm sóc tại nhà:

Cách tốt nhất để chăm sóc các vết xước nhỏ ở bàn chân là chăm sóc nhẹ nhàng tại nhà. Làm sạch và rửa phần vết thương từ hai đến ba lần một ngày bằng nước xà phòng ấm.

Cố gắng tránh để vết thương hở, đặc biệt là khi bé ở trong hộp xỉ, vì điều này có thể khiến bé bị nhiễm trùng. Bạn có thể dùng một miếng băng hoặc dải vải tự chế (được làm từ tất của trẻ em và băng y tế) sẽ có tác dụng bảo vệ chân bị thương trong thời gian bé hồi phục.

Khi nào cần gọi bác sĩ thú y:

Khi có các vết cắn và vết chích khác, chẳng hạn như bị những con nhện, bọ cạp hoặc côn trùng khác cắn và tạo ra những vết sưng đau đớn, khó chịu gây hoại tử  (tử vong).

Lúc này bạn cần nhanh trí gọi bác sĩ thú y ngay lập tức nếu thấy có bất kỳ vết sưng nào trên bàn chân hoặc ở nơi khác.

Lỗ thủng nhỏ, vết cắn và chấn thương mô khác cũng có thể tạo ra những vết sưng lớn gây nhiễm trùng (có mủ). Những vết sưng này thường đau, tùy thuộc vào giai đoạn nhiễm trùng.

: Cách tự làm trụ cào móng cho mèo tại nhà đơn giản Update 12/2024

Hãy gọi cho bác sĩ thú y càng sớm càng tốt, bởi vì mỗi loại thuốc khác nhau điều trị cho từng triệu chứng khác nhau, và nếu thú cưng của bạn không được chữa trị càng sớm càng tốt, rất có thể mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều trong khoảng thời gian ngắn.

Ngoài ra, nếu bé có một vết thương nhỏ, chẳng hạn như do xây xát, và vết thương đó không cải thiện sau khoảng một tuần, để cho chắc ăn thì bạn vẫn cần gọi bác sĩ thú y, để kiểm tra và đảm bảo không có vấn đề nào lớn hơn xảy ra.

Phục hồi và phòng ngừa:

Hầu hết những bé mèo bị thương ở bàn chân hoặc lòng bàn chân sẽ phục hồi hoàn toàn trong khoảng từ một đến hai tuần. Để ngăn ngừa bàn chân bị tổn thương nhiều hơn nữa, bạn cần chăm sóc bé mèo thường xuyên và tránh cho bé tiếp xúc với bề mặt gồ ghề.

Đối với những bé mèo có bộ lông dài, bạn nên cắt tỉa phần lông giữa đệm chân thường xuyên để tránh gây bứt rứt khó chịu cho bàn chân bé.

Ngoài ra, có nhiều loại kem có sẵn tại hầu hết các cửa hàng thú cưng giúp cho bàn chân mèo tránh khỏi tình trạng khô và nứt nẻ.

Hầu hết các bác sĩ thú sẽ giúp đỡ và yêu cầu điều trị để tránh cho chân bé bị thương nặng hơn trong tương lai.

: Những sự thật thú vị về mèo Miến Điện Châu Âu Update 12/2024

Rate this post