Những chú mèo con rất nhỏ bé và yếu ớt. Chính vì thế chúng rất dễ mắc phải rất nhiều những căn bệnh nguy hiểm. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng đi tìm hiểu các bệnh lý phổ biến thường gặp ở mèo con để chúng ta luôn có sự chuẩn bị tốt nhất trước tất cả các tình huống có thể xảy ra nhé!
Những mối lo đáng ngại đe dọa tới sức khỏe mèo
Mèo con phải chịu nhiều bệnh tật và dị dạng khác nhau, cũng giống như bất kỳ loài động vật nào khác. Một số bệnh ở mèo con, chẳng hạn như bệnh cơ tim phì đại, là bệnh bẩm sinh.
: Những rối loạn và bệnh lí phổ biến thường gặp ở mèo con Update 11/2024
Tuy nhiên, hầu hết các bé đều bị lây nhiễm các loại bệnh thông qua virus, nhiễm trùng hoặc ký sinh trùng. May mắn thay, mèo con đã được tiêm phòng đầy đủ thì sẽ được bảo vệ trước những căn bệnh nguy hiểm nhất
Nếu mèo mẹ là mèo hoang thì sẽ có nhiều khả năng mắc bệnh truyền nhiễm hơn mèo nhà có mèo con bị bệnh. Một số lý do dẫn đến vấn đề này là:
- Thông thường, mèo hoang phải chăm sóc nhiều con hơn so với mèo nhà;
- Mèo hoang dễ mắc ký sinh trùng có thể gây bệnh;
- Vì là mèo hoang nên thường chế độ ăn không đầy đủ dinh dưỡng. Từ đó không thể cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu cho mèo con.
1. Bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo
Virut này, giống như cái tên của nó, là một loại virus đặc biệt có độc thuộc nhóm Parvovirus, và thường được tìm thấy ở các đàn mèo hoang. Đây là căn bệnh ở mèo con có mức độ truyền nhiễm rất cao và có khả năng đe dọa đến tính mạng của chúng. Mèo con có thể bị phơi nhiễm loại virut này ngay khi còn ở trong bụng mẹ.
2. Nhiễm trùng đường hô hấp trên
Nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp trên là do virut viêm mũi xoang. Rất may là hiện nay đã có vắc xin để phòng tránh loại virut này nên bạn cũng không cần quá lo lắng.
Một bệnh truyền nhiễm nữa là Chlamydia, là vi khuẩn và có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh như Tetracycline. Ngoài hắt hơi và sổ mũi, Chlamydia có thể gây ra bệnh viêm kết mạc (thường được gọi là bệnh đau mắt đỏ), và cũng có thể lây sang người.
3. Hội chứng Fading Kitten (FKS) (Mèo con yếu, chết dần)
FKS là một nhóm các triệu chứng chứ không phải là một bệnh đơn lẻ. Người nào nuôi dưỡng mèo mẹ mang thai và con của chúng thì sẽ rất quen thuộc với các triệu chứng này. Thông thường, các triệu chứng có thể xuất hiện ngay sau khi sinh hoặc muộn nhất là sáu đến tám tuần sau khi sinh.
Đến nay, vẫn chưa có ai khẳng định được nguyên nhân chính gây ra vấn đề này. Tuy nhiên, bằng quan sát bạn cũng có thể thấy sức khỏe của mèo mẹ trong quá trình mang thai hoàn toàn không bình thường.
4. Virus gây suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV)
: Một bé mèo hoang đang mang thai có nên bị triệt sản hay không? Update 11/2024
FIV lây truyền qua vết thương gây ra do bị cắn rất sâu (qua đường nước bọt truyền vào máu) hoặc trong khi mang thai (qua đường máu truyền qua máu).
FIV khiến mèo có nhiều khả năng chết vì bị nhiễm trùng hoặc các nguyên nhân khác do hệ thống miễn dịch của chúng bị tổn thương một cách nghiêm trọng. Ngay cả những chú mèo con sống sót cũng khó có thể sống lâu trong gia đình vì thiếu hiểu biết hoặc sự chủ quan của con người về căn bệnh này.
5. Virus gây bệnh bạch cầu ở mèo (FeLV)
FeLV cực kỳ độc hại và có thể lây lan qua các tiếp xúc thông thường, chẳng hạn như cùng ăn chung, cũng như từ mèo mẹ. Mặc dù FeLV có thể được ngăn ngừa bằng vắc-xin, nhưng một khi mèo đã mắc phải căn bệnh này thì không thể chữa khỏi.
FeLV ức chế hệ thống miễn dịch, tương tự như HIV/AIDS ở người, khiến mèo chết vì những căn bệnh phổ biến mà khi khỏe mạnh, thông thường chúng có thể tự khỏi.
6. Điếc
Đây là một trong số các căn bệnh bẩm sinh phổ biến ở mèo con. Một số bé mèo con ngay từ khi sinh ra đã mất khả năng nghe. Tình trạng này, dù không thể chữa được nhưng cũng không đe dọa đến tính mạng của các bé mèo nên bạn không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, căn bệnh này khiến cho chúng gặp một số bất tiện trong sinh hoạt thường ngày, đòi hỏi người chủ phải thật cẩn thận, quan tâm và chăm sóc tận tình. Thường những bé mèo trắng có hai mắt xanh (nhưng không phải lúc nào cũng như vậy) bị điếc từ khi sinh.
7. Viêm màng bụng truyền nhiễm ở mèo (FIP)
Mặc dù FIP thường được phát hiện ở những khu vực có số lượng lớn mèo tụ tập, nhưng bệnh này cũng có thể xuất hiện ở những chú mèo con do khuynh hướng bị di truyền từ mẹ. Với căn bệnh này, hiện chưa có phương pháp điều trị nên một khi mèo đã mắc bệnh thì chắc chắn sẽ tử vong.
8. Bệnh loạn sản xương hông ở mèo
Chứng loạn sản xương là một căn bệnh di truyền, mặc dù không phải lúc nào nó cũng xuất hiện ngay lập tức khi mèo con vừa mới được sinh ra. Có thể nói đây là một biến dạng, dị dạng ở mèo. Trong nhiều trường hợp, những chú mèo hoàn toàn có thể được chữa trị khỏi hẳn bằng cách phẫu thuật.
9. Suy sản tiểu não (FCH)
Nguyên nhân chính gây ra FCH thường là do bệnh Ca-rê ở mèo. Căn bệnh này thường xuất hiện sau khi sinh hoặc trong khi mèo mẹ mang thai.
Vì nó tập trung ở vùng não nên đây là một bệnh về thần kinh, thường ảnh hưởng đến các kỹ năng vận động, bao gồm khả năng đi lại và kiểm soát các hành vi.
10. Bệnh cơ tim phì đại ở mèo con
: 3 cách để phân biệt giới tính cho mèo con Update 11/2024
Một số giống mèo phải bẩm sinh đã bị mắc bệnh cơ tim phì đại (HCM), bao gồm mèo Maine Coon, Ragdolls và Sphynx và một số các giống mèo khác. Bệnh này thường gây tử vong. Đôi khi căn bệnh này là do mèo mắc phải bệnh cường giáp và đang phát triển đến giai đoạn nào đó.
11. Bệnh thận đa nang (PKD)
Bệnh thận đa nang được phát hiện nhiều nhất ở Mèo Ba Tư và giống mèo họ hàng, Exotics. Đây là một bệnh di truyền, sẽ gây ra một số ảnh hưởng đến thận, và thường không thể chẩn đoán được trước mà chỉ có thể biết khi mèo đã mắc bệnh.
Những nhà gây giống hiện đang thử nghiệm nhân giống, nỗ lực để khai trừ gen PKD ra khỏi dòng lai của giống mèo này.
12. Bệnh bọ chét truyền nhiễm: Haemobartonella và thiếu máu
Một số ký sinh trùng mang mầm bệnh nguy hiểm đến cho mèo con. Bọ chét là loài phổ biến nhất, cũng như ve và muỗi, có thể truyền cho mèo một số bệnh như:
Bệnh Hemobartonella ở mèo con
Hemobartonella, còn gọi là Hemobartonellosis, là một dạng thiếu máu. Nó có khả năng gây tử vong ở mèo con, và để điều trị thì thậm chí còn cần phải truyền máu cho mèo.
Thiếu máu
Ngay cả khi một con mèo con không bị Hemobartonella từ bọ chét, thì việc bọ chét hút máu mèo con đơn thuần trong một khoảng thời gian cũng có thể gây ra một số chứng thiếu máu nghiêm trọng khác.
13. Sán dây
Bác sĩ thú y hầu như khi điều trị cho mèo con bị nhiễm bọ chét thì sẽ điều trị luôn sán dây. Tuy nhiên, bác sĩ có thể yêu cầu bạn mang mẫu phân của mèo con tới theo đúng lịch hẹn khám, vì chúng cũng dễ có khả năng mắc phải giun tròn.
14. Bệnh Lyme ở mèo con
Bệnh Lyme là một bệnh truyền qua ve, có thể ảnh hưởng đến mèo và các động vật có vú khác, cũng như con người. Nó có một loạt các triệu chứng có thể gây ra ảnh hưởng đến khớp và một số các vấn đề về tim.
Nếu bạn nghi ngờ thú cưng của bạn bị bệnh, đừng chần chừ mà hãy liên hệ với bác sĩ thú y và hẹn lịch khám ngay lập tức. Đối với các vấn đề liên quan đến sức khỏe của mèo, hãy nhớ luôn luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y, vì họ đã từng khám cho thú cưng của bạn, biết tình trạng sức khỏe của thú cưng và có thể đưa ra các khuyến nghị tốt nhất cho các bé đó!
Xem thêm: Làm thế nào để tắm cho các chú mèo mà không làm khó chịu các bé?
: Mèo bị cảm lạnh: Dấu hiệu, Nguyên nhân & Cách chữa trị hiệu quả Update 11/2024