Cá 3 đuôi tuy là loại cá cảnh phổ biến, không đòi hỏi điều kiện môi trường bể nuôi quá khắt khe, nhưng mức độ oxy trong nước cần cho loại cá này vẫn khiến nhiều người mới chơi cá “đau đầu”. Cùng đi tìm giải pháp đơn giản và phù hợp về lượng oxy cho cá 3 đuôi của bạn ngay sau đây.
Hướng dẫn cách nuôi cá ba đuôi không cần oxy
Chất lượng nước bể nuôi rất quan trọng với cá 3 đuôi
Cá 3 đuôi, hay còn gọi là cá vàng 3 đuôi, là loài cá cảnh nước ngọt thuộc họ cá Chép. Loại cá này dễ thích nghi với điều kiện sống trong bể nuôi từ kích cỡ nhỏ đến to, hòn non bộ, bể cạn, bể kính… Khác với nhiều loại cá cảnh đòi hỏi phải có môi trường nước sạch hoàn toàn, cá 3 đuôi “dễ tính” hơn khi chúng có thể sống trong môi trường với độ mặn khoảng 10% và chứa rất ít dưỡng khí. Tuy nhiên nếu điều kiện sống này kéo dài, loại cá này sẽ không thể phát triển và dễ bị chết.
Đi cùng với hàm lượng oxi đạt chuẩn, nước trong bể nuôi của cá 3 đuôi không được chứa các hóa chất tẩy rửa hoặc chứa các kim loại nặng như chì (Pb), lưu huỳnh (S) thường thấy khi sử dụng nước giếng khoan không lọc.
Các chất này sẽ khiến cá bị “đầu độc”, bỏ ăn và khả năng cao bị “bơi ngửa” khi trời sáng.
Cách tốt nhất để có nguồn nước sạch nuôi cá 3 đuôi chính là sử dụng máy lọc nước, máy đo hàm lượng các vi khoáng trong nước để bổ sung hoặc loại bỏ các chất có hại trước khi thả cá vào bể. Nếu không có máy lọc nước và bắt buộc phải sử dụng nước máy, bạn cần để thoáng nước qua đêm cho chất Flo tẩy bay hơi, không ảnh hưởng đến cá 3 đuôi.
Các phương pháp tăng lượng oxi trong nước nuôi cá 3 đuôi
Sau khi đảm bảo về nguồn nước sạch cho bể cá 3 đuôi, bạn cần kiểm tra nồng độ oxi trong nước bằng máy đo.
Trong trường hợp hạn chế không có máy đo, bạn có thể thử bằng cách thả cọng rong xanh hoặc cá bảy màu vào bể nước, sau 3 ngày nếu rong vẫn xanh và cá vẫn sống bình thường, thì nguồn nước của bạn dùng được cho cá 3 đuôi.
Ngược lại, bạn cần tăng cường máy sục oxi cho bể cá nhà mình.
Nếu đã và đang nuôi cá 3 đuôi nhưng cá của bạn có nhiều biểu hiện thiếu oxi như hay ngoi lên mặt nước đớp khí, màu sắc cá nhợt nhạt, cá ít ăn và có xu hướng bơi đụng vào thành bể thì bạn cần thay ngay nước bể và kiểm tra lại các chỉ số trên.
Tuy dễ sinh, dễ lớn và dễ sinh sản, nhưng hàm lượng oxi trong môi trường nước không đủ sẽ khiến cá 3 đuôi chậm lớn, lờ đờ, mệt mỏi và thời gian sống ngắn. Chủ nuôi cần quan sát thường xuyên, phát hiện và xử lý nhanh khi cá 3 đuôi bị thiếu dưỡng khí.
Cá vàng là giống cá được thuần hóa từ loài cá giếc Phổ ( Carassius Gibelio), một loài cá giếc có màu nâu sẫm sinh sống tại khu vực Châu Á. Cá vàng lần đầu tiên được nhân giống cách đây hơn 1000 năm ở Trung Quốc, tuy nhiên do sự chọn giống mà ngày nay cá vàng đã phát triển một cách đa dạng hơn về màu sắc và cả hình thái. Bởi vậy mà ít ai có thể ngờ rằng, giống cá vàng rực rỡ hiện nay lại có nguồn gốc như vậy.
: Hướng Dẫn Cách Nuôi Cá Ba Đuôi Không Cần Oxy 90% Dân Nuôi Không Biết Update 12/2024
Theo một số chuyên gia thì cá vàng là một thành viên của họ nhà Cá Chép, họ cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Ngoài cá vàng thì trong họ nhà Cá chép còn có nhiều thành viên nổi tiếng khác như cá tuế, cá trắm, cá Koi hay cá lưới,… Quá trình chọn giống qua nhiều năm đã tạo ra nhiều loại màu sắc khác nhau, một số có hình thái khác xa so với cá vàng thuần chủng.
Cũng như những loài động vật khác, cá cũng có nhiều hình dáng và kiểu vây, đuôi, mắt khác nhau. Một số loại cá vàng ở thái cực cũng phảo được nuôi trong bể kính vì sức sống của chúng yếu hơn nhiều so với loại gần thuần chủng. Một số giống khác như cá càng Shubunkin lại khỏe hơn và thậm chí là sống bình thường ở các bể ngoài trời.
Tuy thú nuôi cá cảnh ngày nay đang trở thành một xu hướng và sở thích của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc cho chú cá của mình khỏe mạnh và đẹp mắt. Đặc biệt với giống cá vàng, việc chăm sóc chúng càng cần được thực hiện kỹ lưỡng và chu đáo hơn nhiều từ khâu cho ăn, thay nước hay phòng chống dịch bệnh,… Dưới đây là một số hướng dẫn cách nuôi cá ba đuôi không cần Oxy để giúp quá trình chăm sóc cá vàng của bạn dễ dàng hơn.
: Hoa hồng leo cổ Hải Phòng cực đẹp không thua kém gì hồng Tây – Vietgarden Update 12/2024
Các vấn đề về bể cá
Phần lớn người nuôi cá vàng đều thích nuôi trong những loại bể tròn vì sẽ đẹp mắt hơn, tuy nhiên đây không phải là loại bể nuôi lý tưởng dành cho chúng. Bể cá tròn tuy có thể dễ dàng di chuyển khắp nơi và việc cọ rửa cũng thuận tiện nhưng diện tích mặt nước lại quá nhỏ để có thể cung cấp lượng Oxy cần thiết cho sự sống của cá ba đuôi. Thay vì chọn những bể nuôi dạng tròn thì các bạn nên chọn loại bể nuôi có bề mặt phẳng và kích thước lớn một tí, ví dụ như những loại bể cá treo tường, hồ thủy sinh dạng tủ hay loại bể để bàn lớn,… Ngoài ra các bạn cũng phải nhớ rằng, cá ba đuôi không hoàn toàn là vật nuôi trong nhà nên chúng sẽ khỏe mạnh hơn khi được sống ở môi trường bên ngoài như ao cá trong sân vườn chẳng hạn.
Cách chuẩn bị bể nuôi cá ba đuôi
Bể cá khi vừa mới mua về, các bạn cần phải đổ đầy nước để kiểm tra sức chịu đựng, tình trạn rịn nước ( Nếu có) và độ kiên cố của chúng. Cho chuối xiêm chín ( Đã được đập dập) vào bể rồi ngâm như vậy liên tục trong vòng 3 ngày, việc làm này nhằm làm cho mùi keo dán bay hết và làm sạch bề mặt bể. Cách làm này cũng áp dụng hoàn toàn tương tự cho loại bể xi măng khi vừa mới làm xong, tuy nhiên thời gian ngâm bể xi măng kéo dài hơn ( Khoảng 1 tuần) trước khi thả cá vào.
Máy lọc nước cần bật liên tục trong vòng 3 ngày đầu và nhớ để đèn chiếu sáng, nếu là bể xi măng thì phải để thời gian lọc nước kéo dài hơn. Mục đích của việc làm này là để nước bay hết mùi Clo, sau khi thực hiện xong nhớ thay miếng lọc mới hoặc giặt thật sạch.
Trong trường hợp các bạn sử dụng hồ nuôi cá cũ thì hãy cho nước vào trong hồ ( Đổ ngập), sau đó thì cho thêm từ 1-2kg muối hột và ngâm hồ trong 2 ngày. Điều này sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn và mầm bệnh tồn tại bên trong bể cá, sau khi thực hiện xong thi thay nước mới và thực hiện quy trình lọc nước như với hồ mới.
: 7 tiêu chí cần biết khi bạn chọn lồng cho chú chuột Hamster Update 12/2024
Lưu ý: Không nên sử dụng các loại chất tẩy rửa để vệ sinh hồ cá vì chúng có thể khiến những chú cá ba đuôi của bạn lìa xa cõi đời nhanh hơn. Ngoài ra thì nhớ tuyệt đối không dùng các loại chậu thủy tinh tròn để nuôi cá vàng vì chúng cũng không thể nào tồn tại lâu được trong môi trường chật hẹp và thiếu Oxy. Những loại bể cá thủy tinh tròn hay có kích thước bé thường chỉ phù hợp để nuôi các loài cá nhỏ như cá bảy màu, cá đá, cá mún,…
Vị trí đặt bể cá ba đuôi phù hợp
Cá ba đuôi là giống cá rất nhạy cảm với âm thanh nên vị trí đặt bể cá tốt nhất là ở những nơi yên tĩnh, khu vực ít có tiếng động lạ như xe máy hay nhiều người,.. Trong quá trình nuôi cá vàng thì tuyệt đối không gây ra những tiếng động quá lớn vì chúng có thể làm cho cá ba đuôi bị sốc. Bên cạnh đó, các bạn hạn chế đặt vể cá ba đuôi gần ti vi, tủ lạnh hay máy vi tính vì sóng điện từ sẽ lan truyền sang nước làm cho cá vàng bị chấn động và chết chỉ sau một thời gian ngắn.
Thời điểm thả cá ba đuôi vào bể
Các bạn có thể dựa theo 3 yếu tố sau để nhận biết được khi nào là thả cá ba đuôi vào bể là phù hợp nhất:
- Ngửi thấy mùi nước trong bể không còn mùi Clo.
- Cho một ít rong xanh vào trong hồ và tắt máy lọc, nếu sau 3 ngày mà rong biển vẫn còn tươi tốt thì bắt đầu tiến hành thả cá.
- Dùng cá bảy màu để thử cũng là biện pháp khá hữu hiệu, nếu sau khi thả cá bảy màu vào sau 1 ngày mà chúng vẫn ổn thì có thể thả cá vàng vào trong bể.
Lưu ý: Các bạn không nên chủ quan mà bỏ qua bước này, việc xác định thời điểm thả cá vào trong hồ là điều cực kỳ quan trọng. Nếu không muốn những chú cá vàng của mình chết sớm thì tốt nhất là bạn không nên bỏ qua một trong những cách trên.
Các từ khóa liên quan:
: Bán Cá Kim Long Đủ Loại, Mua Cá Rồng Kim Long Đẹp Giá Tốt Update 12/2024
- cách nuôi cá ba đuôi không cần oxy
- cách nuôi cá ba đuôi
- cách nuôi cá ba đuôi mau lớn
- cá ba đuôi nuôi chung với cá nào