Phương pháp phòng bệnh ký sinh trùng trên ốc hương Update 11/2024

: Tìm hiểu Kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm trong bể bạt Update 11/2024

Hiện, các phương pháp điều trị ký sinh trùng trên ốc hương chưa có hiệu quả cao, vì vậy, phòng bệnh là giải pháp chính. Người nuôi cần chú trọng đến nguồn giống và chất lượng giống nuôi; quản lý cho ăn, chăm sóc và phát hiện kịp thời dịch bệnh để giảm thiệt hại.

Nguyên nhân

Những năm gần đây, ghi nhận nhiều trường hợp ốc hương chết hàng loạt là do trùng lông ký sinh ở mang, chân, ống hút và thường gặp ở giai đoạn con non và con trưởng thành. Là loài có hình dạng giống như cầu gai, tuy nhiên kích thước rất nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Điều đáng lo ngại là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các trại sản xuất giống, ao và lồng nuôi thương phẩm ốc hương. Ốc bò lên bề mặt nền đáy bể hoặc lồng nuôi, bò ăn và chết rất nhanh sau 1 đến 2 ngày, đặc biệt với ốc giai đoạn ương giống.

>>> Xem thêm: Thăm làng triệu phú ốc hương

Phương pháp phòng bệnh ký sinh trùng trên ốc hương

Theo các nhà nghiên cứu, trùng lông trên các mẫu ốc gây bệnh với cường độ cảm nhiễm cao và gặp hầu hết ở các mẫu phân tích và nó có tên là Ciliophora. Đây là loài thuộc nhóm các động vật nguyên sinh được đặc trưng bởi sự hiện diện của các bào quan có hình dạng giống tóc gọi là lông tơ, tương tự với cấu trúc của tiêm mao nhưng ngắn hơn và có số lượng nhiều hơn với hình dạng lượn sóng hơn tiêm mao. Lông bơi hoạt động giúp cơ thể di chuyển, đưa thức ăn vào miệng, loại bỏ chất cặn bã trong quá trình trao đổi chất và các chất cặn bẩn bám trên cơ thể của chúng. Ngoài ra, chúng còn tạo nên lớp nước giàu ôxy bao bọc quanh cơ thể. Lông bơi của một số loài còn liên kết với nhau để tạo thành màng uốn, màng lông và gai nhảy.

Dấu hiệu bệnh

Bệnh xảy ra ở hầu hết các trại sản xuất giống cho đến lồng nuôi thương phẩm. Đầu tiên, trùng lông đã tấn công vào vòi lấy thức ăn (cơ quan tiêu hóa) và ống xi phông (cơ quan hô hấp) của ốc, làm cho hai cơ quan này sưng lên, gây tổn thương, tạo cơ hội cho vi khuẩn và nấm tấn công vào chỗ tổn thương, từ đó ốc lấy thức ăn không được, khó thở, rồi chết. Một số biểu hiện đi kèm khi ốc bị bệnh như: ốc có dấu hiệu kém ăn dần, phơi mình trên nền đáy, ít vùi đáy; ống xi phông và vòi lấy thức ăn bị sưng, bên trong có nhiều chấm đỏ; chân bụng phồng và có bọng nước. Ngoài ra, cùng với đó là sự tác động của một số tác nhân gồm vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng phát triển trong điều kiện môi trường nước bị ô nhiễm là nguyên nhân chính gây chết trực tiếp đối với ốc hương.

Phòng bệnh

Hiện, các phương pháp điều trị chưa có hiệu quả cao, vì vậy, phòng bệnh là giải pháp chính. Người nuôi cần chú trọng đến nguồn giống và chất lượng giống nuôi; thả giống đúng kích cỡ (theo khuyến cáo, kích cỡ giống tối thiểu đạt 8.000 – 10.000 con/kg; mật độ thả thích hợp 500 – 1.000 con/m2), không nên thả giống còn quá nhỏ chưa qua kiểm dịch của cơ quan thú y. Tuyệt đối không nên khai thác giống tự nhiên và vận chuyển từ xa về nuôi vì không đảm bảo sức khỏe, dễ bị nhiễm khuẩn và chết do vận chuyển, làm lây lan và truyền bệnh.

Thức ăn sử dụng là tôm, cá tạp, phải đảm bảo độ tươi, không có mùi ôi thối, không bị dập nát, được vệ sinh sạch sẽ. Không có hóa chất bảo quản. Không mang mầm bệnh đối với ốc. Sau mỗi lần cho ăn, kiểm tra vệ sinh lưới lồng, nền đáy. Kết thúc mỗi đợt nuôi cần cải tạo kỹ nền đáy. Trong quá trình nuôi, định kỳ sử dụng vôi bột với liều lượng 10 – 30 ppm. Ngoài ra, cần thường xuyên bổ sung một số loại Vitamin C, B1… vào thức ăn để giúp ốc sinh trưởng nhanh, kháng bệnh tốt.

Người nuôi cần chủ động kiểm tra, theo dõi các yếu tố môi trường như pH, độ mặn, ôxy hòa tan để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời nhằm tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ốc, đặc biệt chú ý yếu tố nhiệt độ và độ mặn.

Khi phát hiện ốc có biểu hiện kém ăn và chết rải tác, người nuôi cần loại bỏ ngay lập tức. Có biện pháp tiêu hủy hợp lý, không vứt bừa bãi gần khu vực nuôi, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường nước tại đó.

Trường hợp khi môi trường thay đổi, nguồn nước có sự biến động hay xáo trộn các chỉ tiêu lý hóa cần di chuyển lồng đến khu vực an toàn hơn. Khi phát hiện có sự cố, hiện tượng ốc chết người nuôi cần chủ động thông báo cho cán bộ nuôi trồng thủy sản ở địa phương để xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, có thê nuôi ghép với một số đối tượng khác, vừa tận dụng diện tích mặt nước, vừa để xử lý, cải thiện môi trường nước ao nuôi. Các đối tượng có thể nuôi ghép với ốc hương như cá dìa, rong câu, rong nho, tu hài, hải sâm…

 

Rate this post