Rận chó từ đâu ra, phòng ngừa rận chó hiệu quả Update 01/2025

           Rận chó là loài ký sinh trùng ký sinh trên da chó, thực tế rận chó cũng ký sinh trên rất nhiều loài động vật khác nhau khác nhưng vì xuất hiện nhiều và thông thường ở chó nên gọi chung là rận chó. Chúng nhai da, hút máu trên cơ thể vật chủ để sinh trưởng, chính vì vậy nếu bị mắc rận chó mà không được chữa trị kịp thời, chó hay mèo của bạn sẽ cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, khó chịu, đồng thời về lâu dài sẽ dẫn đến suy giảm nghiêm trọng về sức khỏe.

: Rận chó từ đâu ra, phòng ngừa rận chó hiệu quả Update 01/2025

Vậy rận chó từ đâu ra?

Rận chó không có sẵn trên cơ thể vật nuôi mà thường lây lan từ môi trường bên ngoài hay chuyền từ mẹ sang con ngay từ khi thú cưng của bạn còn nhỏ. Việc tiếp xúc với các vật nuôi khác như chó, mèo hàng xóm,… cũng khiến cho thú cưng của bạn bị lây nhiễm.

Rận chó cái sinh trứng rận, sau đó trứng rận phát triển thành ấu trùng, thành nhộng, rồi thoát khỏi kén để trở thành con rận hoàn chỉnh. Chúng có khả năng di chuyển khá nhanh và nhảy qua lại giữa các vật nuôi, hay nhảy từ môi trường vào cơ thể vật nuôi. Thú cưng của bạn trong quá trình tiếp xúc hay được dắt đi chơi công viên, … sẽ bị nhiễm rận chó.

Thêm vào đó, nếu không được tắm rửa thường xuyên hay làm sạch cơ thể sau khi tiếp xúc với những môi trường không sạch sẽ, rận chó sẽ không được loại bỏ kịp thời, dẫn đến sinh sôi và phát triển mạnh trên cơ thể vật nuôi.

: Tìm hiểu điều gì làm cho chó bị rụng lông ở đuôi? Update 01/2025

Dấu hiệu thú cưng của bạn bị nhiễm rận chó:

  • Gãi nhiều, cào cấu hay cắn các vùng da trên cơ thể.
  • Trên da có vết đỏ li ti do vết cắn của rận chó, thậm chí bạn có thể tìm thấy những con rận chó trên da.
  • Lông khô, xơ xác, rụng nhiều thành từng mảng hay rụng
  • Chó bị gầy, ăn ít, sút cân.

Phòng ngừa và điều trị rận chó:

  1. Vệ sinh sạch sẽ cơ thể vật nuôi

Tắm rửa cho chó/mèo của bạn ít nhất 1-2 lần mỗi tuần, sử dụng loại xà bông tắm có thành phần làm sạch tốt, an toàn cho da.

Ngoài da có thể sử dụng tinh dầu trà xanh, tinh dầu bưởi hòa vào nước tắm cho vật nuôi, đây là những mùi có khả năng xua đuổi ký sinh trùng.

Làm sạch cơ thể chó, mèo sau khi chơi hoặc tiếp xúc với những vật nuôi khác, hay điều kiện môi trường tiềm ẩn nguy cơ lây lan ấu trùng rận chó.

: Salo Ở Chó Là Gì? Có Nên Triệt Sản Cho Chó Không? Update 01/2025

  1. Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, khu vực xung quanh.

Môi trường sống của vật nuôi phải luôn khô ráo, sạch sẽ, thông thoáng nhưng cần tránh gió lùa.

Các đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ, khay cho ăn cũng cần luôn sạch sẽ, nguồn nước nguồn thức ăn đảm bảo vệ sinh.

  1. Sử dụng thuốc đặc trị rận chó.

Có rất nhiều loại thuốc đặc trị rận chó, có thể là thuốc bôi ngoài hay thuốc dạng uống. Thuốc bôi/tắm ngoài da thường sẽ được ưu tiên hơn vì ưu điểm hiệu quả nhanh, nhưng lại rất khó có thể ngăn vật nuôi không liếm lên da hay vùng dùng thuốc.

Đối với thuốc tiêm hay thuốc uống hiệu quả không nhanh như thuốc bôi ngoài da và đôi khi gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như táo bón hay tiêu chảy nhưng lại có thể an toàn hơn trong quá trình sử dụng.

Rận chó rất dễ lây lan và khó điều trị dứt điểm. Cần có sự kiên trì trong điều trị, ngoài việc giữ sạch cơ thể và môi trường sống, cho vật nuôi tiêm phòng vacxin để phòng ngừa hiệu quả hơn.

: Viêm Ruột Ở Mèo – Bệnh Nguy Hiểm Người Nuôi Mèo Cần Chú Ý Update 01/2025

Rate this post