Là một trong những loài động vật quý cần được bảo vệ, rùa vàng quý hiếm sở hữu giá trị kinh tế lớn nhưng đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng do nạn khai thác và săn bắt trái phép. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những điều cần biết về loài bò sát đặc trưng này.
: Rùa Vàng quý hiếm nhất là loại nào? Cách nhận biết Rùa Vàng đơn giản Update 12/2024
Rùa vàng được xem là loài động vật quý hiếm với giá trị lớn mà nhiều người vẫn thường xem thú nuôi rùa vàng là một thú chơi tao nhã và sẵn sàng bỏ ra số tiền với mệnh giá cao để mua chúng về phục vụ nhu cầu chơi động vật cảnh. Các loại rùa vàng quý hiếm cũng chủ yếu phân bố ở các khu vực Đông Nam Á và tiểu lục địa Ấn Độ, Việt Nam cũng được xem là một trong những địa điểm”màu mỡ” để săn rùa vàng.
Rùa vàng quý hiếm nhất là loại nào?
Hiện nay có 2 loại rùa vàng núi quý được nhiều người săn lùng và thậm chí là tìm mua là rùa núi Vàng và rùa Vàng 3 vạch, trong đó loại rùa vàng 3 vạch có giá trị kinh tế lớn hơn, các bạn có thể tìm hiểu thêm về tập tính của chúng cũng như nơi sinh sống và một số thông tin liên quan sau đây!
Rùa núi Vàng
Đúng với tên gọi là loại rùa vàng quý hiếm loại rùa này có tên khoa học là Indotestudo elongata với những đặc trưng riêng về mặt hình dáng và được xem là thú chơi động vật cảnh tao nhã của giới nhà giàu
Rùa núi vàng sống ở đâu?
Rùa vàng quý hiếm này phân bố và sinh sống chủ yếu ở các khu vực trong Đông Nam Á đặc biệt là ở các khu vực tập trung Đông Nam Á, Đông Bắc Bắc Bộ và tiểu lục địa Ấn Độ.
Đặc biệt loại rùa núi vàng này còn được tìm thấy ở các khu vực cụ thể như Tripura, Jalpaiguri, Đông Bengal và Bihar là các vùng chủ yếu ở Ấn Độ. Ngoài ra ở Việt Nam ta, loài động vật quý hiếm này cũng xuất hiện ở một số vùng nên cũng được nhiều gọi là rùa vàng Việt Nam như Bắc Giang, Cao Bằng, Hà Nội, Lạng Sơn, Tây Ninh, Gia Lai, Đăk Lak, Daknong… Nhiều các tay săn động vật quý hiếm vẫn thường cất công tới các khu vực này để tìm các loại rùa núi vàng với mục đích bán rùa núi vàng cho những tay buôn hay các giới nhà giàu với giá trị cao.
Đặc điểm hình dạng của núi vàng
Cũng giống như với tên gọi của mình rùa vàng quý hiếm này sở hữu phần mai có màu vàng tương đối đặc trưng với phần mai gồ cao, phần chân hình trụ và không có phần màng, sẽ có đôi chú điểm khác biệt giữa loại rùa núi vàng đực và cái với phần đuôi con đực sẽ lớn hơn so với con cái nhưng lại có thân hình nhỏ hơn con cái tương đối.
Đặc biệt hơn về hình dáng là giữa những tấm vẩy với phần yếm có các đốm đen. Cân nặng của một có thể giao động trong khoảng 3,5km với chiều dài tương ứng trong khoảng từ 30cm hoặc 30,5cm…
Rùa núi vàng ăn gì?
Mặc dù là một trong những loại rùa vàng quý hiếm tuy nhiên chúng không hề “kén” ăn, những thức ăn chủ yếu của chúng bao gồm thực vật, các loại quả rụng, cỏ hoặc rau xanh, tuy nhiên nếu có ý định nuôi loại rùa này ở môi trường trong nhà thay vì ở tự nhiên thì chỉ duy nhất thức ăn với rau xanh là không đủ với chúng.
Loại rùa núi vàng có thể ăn được nhiều thịt, ốc trứng và nhiều loại thực phẩm khác nhau.
Tập tính của rùa núi Vàng
Rùa núi Vàng giao phối và thường để trứng rất ít, nên tỷ lệ duy trì giống nòi được xem là khá thấp và cần được bảo tồn trong các loài rùa vàng quý hiếm, bên cạnh đó chúng thường sinh sản vào trong khoảng tháng 10 – tháng 11 hàng năm và vùi dưới cát.
Chúng cần một lượng nước nhất định để sinh sống liên tục và không thể sống ở các vùng lạnh. Rùa núi vàng là một loại bò sát không thể kiểm soát được nhiệt độ của bản thân nên chúng cần sinh sống và tìm kiếm ở nhiều môi trường khác nhau để có thể sinh hoạt ở cả mặt trời và bóng râm.
Rùa núi vàng sống được bao lâu?
Hiện tại vẫn chưa có những thống kê cụ thể về tuổi thọ trung bình của rùa núi vàng, tuy nhiên tình trạng bảo tồn là đáng báo động bởi chúng sinh sản ít trong năm và đứng trước nạn khai thác buôn bán trái phép.
Rùa núi vàng giá bao nhiêu?
Thông thường định giá loại rùa vàng này được tính theo kg, tuy nhiên chúng không thực sự có giá quá cao như nhiều người vẫn nhầm tưởng, rùa núi vàng giá rẻ hơn loại rùa 3 vạch. Các bạn có nhu cầu tìm hiểu về việc nuôi rùa vàng giá bao nhiêu có thể tham khảo hơn.
Cách nuôi rùa núi Vàng
: Tìm hiểu cá tai tượng: đặc điểm, phân loại và cách nuôi nhanh lớn Update 12/2024
Nếu lựa chọn nuôi rùa núi vàng ở một nơi cố định, điều quan trọng là các bạn cần tạo môi trường để chúng có thể sinh sống và đáp ứng được những tập tinh của mình , trong đó thức ăn chính của chúng có thể là những loại rau như xà lách cải ngọt, rau muống hay các loại củ như cà chua, cà rốt dưa leo và món hoa quả như chuối cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa của chúng. Đặc biệt nên bổ sung nhiêu chất vitamin D trong cà chua hay cải ngọt để bổ sung canxi giúp mai, móng của chúng chắc khỏe hơn.
Ngoài ra khi chăm sóc nuôi dưỡng rùa vàng quý hiếm này các bạn không nên chó chúng ăn quá nhiều bởi kích thước dạ dày của chúng là khá nhỏ, nên cách ngày cho chúng ăn một lần và đối với những loại rùa nhỏ có thể cách từ 3 – 5 ngày và đặc biệt là không nên cho ăn quá nhiều chuối mặc dù chúng là loại thức ăn phù hợp cho rùa núi vàng vì có thể cản trở quá trình hấp thụ canxi trong các chất.
+ Yêu cầu về loại chuồng nuôi: Một chuồng nuôi chỉ cần tạo không gian đủ rộng để rùa có thể thoải mái sinh hoạt là tốt nhất , ngoài ra có thể lựa chọn loại chuồng nuôi có diện tích lớn hơn gấp 3 hoặc 4 lần so với kích thước của chúng để chúng không bị gò bó, ngoài ra nên trải thêm một lớp cát phủ tự nhiên hoặc thảm lá mục, những nguyên liệu tự nhiên này cần được tiến hành tiêu độc và đảm bảo an toàn với rùa.
+ Cách chăm sóc rùa: Mặc dù loài rùa núi vàng này tương đối dễ nuôi và không hề kén ăn cũng như chăm sóc quá cầu kì, tuy nhiên người nuôi cần chú ý cho rùa tắm nắng khoảng 15 phút/ngày sẽ giúp bổ sung canxi tự nhiên tốt hơn, đặc biệt là vào các thời điểm nhất định từ 8h sáng – 9h sáng, không nên để rùa phơi nắng quá nhiều hoặc không phơi nắng. Bạn có thể chú ý trong việc giữ gìn vệ sinh nhưng không cần tắm cho chúng quá nhiều bởi chúng là loài bò sát trên cạn và các bạn có thể vệ sinh cho chúng với tần suất 1 tháng 1 lần là đủ để tránh khiến cho chúng bị ốm.
Tổng kết lại: Mặc dù rùa núi vàng là loại rùa vàng quý hiếm nhưng cách chăm sóc lại không hề phức tạp khó khăn, tuy nhiên khi nuôi các bạn chú ý vệ sinh sạch sẽ cũng như môi trường sinh sống của chúng để hạn chế nguy cơ mắc dịch bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng.
Rùa núi vàng cũng sở hữu nhũng ý nghĩa tâm linh đặc biệt như một biểu tượng đặc trưng cho sự trường thọ và linh thiêng, mang đến những điều may mắn,ngoài ra với phong thủy con rùa vàng cũng giúp làm tăng thêm dương khí cho ngôi nhà của bạn và nếu đặt tượng hình rùa núi vàng trong nhà nên đặt ở hướng Tây Bắc sẽ là tốt nhất.
Rùa vàng 3 vạch
Bên cạnh loại rùa núi vàng quý hiếm được nhiều người săn lùng thì một loại rùa quý hiếm khác sở hữu hình dáng đặc trưng với giá trị tương đương đó là loại rùa vàng 3 vạch hay còn có tên gọi khác là loại rùa hộp 3 vạch. Có lẽ chính vì vậy mà nhiều người vẫn thường ví giá trị của loại rùa này là “đắt như vàng ròng”.
Loài rùa này có tên quốc tế là Cuora trifasciata với đặc điểm nhận dạng dễ nhận thấy chính là 3 vạch màu xám đen được điểm dọc trên gờ thân mai
Rùa 3 vạch phân bố ở đâu?
Loại rùa này phân bố chủ yếu tại phía bắc Mianmar, đảo Hải Nam của Nam Trung Quốc và cũng tương đối phổ biến ở Việt Nam. Tại Việt Nam, hầu hết các loại rùa này được phân bố chu yếu ở một số những khu rừng lớn như dọc cánh rừng Trường Sơn hay các vùng núi như núi Yên Tử, núi Tam Đảo, núi Lạng Sơn và các tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kan… Loại rùa vàng quý hiếm này nằm trong danh sách thực vật động vật rừng quý hiếm ở Việt Nam cần được bảo tồn.
Đặc điểm sinh học
Không giống như một số ít loại rùa vàng quý hiếm khác khi rùa 3 vạch sở hữu những đặc điểm nhận dạng dễ nhận biết bên ngoài để có thể nhận dạng. Trong đó, loài rùa này sở hữu phần mai hơi dẹt có phần gờ bao gồm 1 gờ sống lưng và gờ ở bên thân. Phần yếm rùa sở hữu mảnh có thể cử động được hoặc khép kín vào bên mai. Về màu sắc yếm của rùa có thể là màu xám đen hoặc có viền đỏ nâu. Chiều dài của mai rùa gần gấp đôi chiều rộng với độ dài từ 17 -20cm.
Rùa vàng ăn gì?
Đối với loại rùa 3 vạch, thức ăn chủ yếu của chúng bao gồm những món ăn từ tự nhiên bao gồm loại củ, quả, cây rau hay rong rêu ở các khe đá, ven suối, khe rãnh, thậm chí là cả sâu bọ. Loài này cũng có sức nhịn đối lâu hơn loại rùa vàng quý hiếm núi vàng.
Tập tính sống của rùa 3 vạch
Về môi trường sống chủ yếu có thể ở trên cạn tốt hơn so với loại rùa núi vàng, chúng sống chủ yếu ở các ven suối, núi cao có độ cao lên đến 1000m hay vùng trung du, ban ngày chúng thường ẩn mình dưới những đống lá cây mục hay các khe đá ven suối và ban đêm mới đi kiếm mồi.
Về chu kì sinh sản, loài rùa 3 vạch thường để trứng vào mùa hè và mỗi lần để chỉ có trứng nên khả năng duy trì giống nòi không cao.
: Gián Dubia là gì? Cách nuôi gián đất Dubia đơn giản mà hiệu quả Update 12/2024
Loài rùa này sở hữu giá trị cao trong việc chữa bệnh hay làm thực phẩm để chữa bệnh với các bộ phận như mai và yếm có thể sử dụng để nấu cao. Bột mai rùa có thể được sử dụng để nấu món cao linh quy, món ăn truyền thống và rất bổ dưỡng của người Hoa thuộc vùng Ngô Châu, ngoài ra loài rùa này cũng đang đứng trước nguy cơ về nạn tuyệt chủng khi bị săn bắt mạnh không kể mùa vụ và có nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn. Thông thường giá trị quy đổi về mặt kinh tế của loại rùa vàng này trong khoảng từ 300 – 500 triệu/kg, mệnh giá của một con rùa thậm chí được tính theo kg.
Hiện tại ở Trung Quốc cũng có cơ sở nuôi rùa nhân tạo loại rùa 3 vạch sau khi bắt được 1 cặp rùa 3 vạch tự nhiên đồng thời nhân giống chúng và kiếm lời hàng năm nhờ việc bán rùa 3 vạch.
Bên cạnh đó, tìm hiểu về các loài rùa vàng còn có loại rùa sen vàng hay loài rùa bụng vàng, tuy nhiên đây không hẳn là những loài rùa vàng quý hiếm bởi chúng sinh sống và phát triển phổ biến trên phạm vi rộng ở nhiều quốc gia lãnh thổ và các vùng miền khác nhau.
Cách nhận biết rùa vàng
Nếu bạn đang có ý định mua rùa vàng quý hiếm cần tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc cũng như tìm hiểu thêm về các đặc điểm nhận biết để tránh “tiền mất tật mang” cũng như đặc điểm hình thái, dưới đây là một trong số những cách nhận biết với từng loại rùa vàng giá trị mà các bạn có thể tham khảo như:
Cách nhận biết rùa núi vàng quý hiếm
Lưu ý đặc điểm hình thái
Trên thực tế loài rùa núi vàng sở hữu vẻ ngoài có nhiều nét dễ bị nhầm lẫn với các loài rùa vàng thông thường khác. Những đặc điểm hình thái bạn có thể quan tâm như kích thước thông thường từ 5cm (với rùa núi vàng con) và 30cm với rùa vàng trưởng thành. Phần mai cao có hoa văn và đặc biệt chú ý tới phần mai có màu sắc đậm nhạt được phân chia rõ rệt cùng phần chân cao và khỏe.Phần yếm màu vàng với các đốm đen ở cả phần mai
Không bao giờ cắn người
Đây cũng là một trong những cách nhận biết loại rùa núi vàng, loại bò sát này có tập tính hiền và không bao giờ cắn người, chúng chỉ biết rúc vào trong mai khi bị đe dọa.
Độ tương quan giữa tuổi thọ và các vòng mai của rùa
Trong đó rùa núi vàng là một trong những loại rùa vàng quý hiếm sở hữu độ tương quan tỷ lệ thuận giữa tuổi thọ và kích thước cơ thể, khi rùa đi qua một tuổi đời mới sẽ có thêm một vòng mai mới được thể hiện rõ và bằng cách đếm số vòng mai của một chú rùa các bạn có thể biết được số tuổi cũng như tuổi thọ của chúng.
Thông qua việc sử dụng hình ảnh rùa vàng
Trong điều kiện nếu bạn chưa đủ tinh tế để nhận ra những điểm nhận biệt trong đặc điểm hình thái cũng như hình thức bên ngoài thì bạn có thể sử dụng hình ảnh của loài rùa núi vàng để đối chứng và so sánh những đặc điểm đặc trưng của một chú rùa vàng quý hiếm, tuy nhiên cách đối chiếu này có độ chính xác cao bởi mặc dù có thể sở hữu những hình dáng chung nhưng rất có thể những điểm nhận dạng trên rùa được tạo ra để người bán kiếm lợi nhuận cá nhân.
Chú ý đặc điểm nhận dạng ở phần đầu rùa
Với đặc điểm hình thái dễ nhận thấy ở loại rùa vàng quý hiếm này chính là ở phần đầu với nhiều tấm sừng được ghép lại với nhau cho thấy đặc điểm dễ nhận dạng của loại rùa núi vàng
Cách nhận biết rùa 3 vạch
Trên thực tế rùa 3 vạch hay còn gọi là rùa hộp 3 vạch có giá trị lớn hơn so với loài rùa núi vàng và là loại rùa vàng quý hiếm đang được săn lùng nhiều nhất hiện nay đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, chúng ta cùng tham khảo qua một vài dấu hiệu nhận biết rùa 3 vạch chính xác nhất sau đây nhé!
Dựa vào các đặc điểm nhận dạng cơ bản
Các bạn có thể chú ý một số đặc điểm hình thái đặc trưng của loại rùa hộp 3 vạch này, trong đó chiều dài mai của chúng chủ yếu giao động trong khoảng 170mm – 200mm, đặc biệt mai của loại rùa này có hình dáng hơi dẹt, và bờ sau của mai không có răng cưa, ngoài ra phần yếm có cũng có thể khép kín vào mai và yếm rùa với 2 mảnh có thể cử động được.
Vạch đặc trưng trên thân rùa
Đúng như với tên gọi của mình là loại rùa 3 vạch, điểm đặc trưng của chúng chính là trên lưng màu nâu có 3 vạch màu xám đen chạy dọc theo 3 gờ trên mai. Có lẽ cũng chính vì những đặc điểm dễ nhận thấy này mà loài rùa có tên là rùa hộp 3 vạch.
Chú ý phần màu sắc của yếm rùa 3 vạch
Bên cạnh những đặc điểm nhận dạng cơ bản hay các vạch xám đen đặc trưng trên thân rùa thì các bạn khi mua rùa 3 vạch hay tìm hiểu về chúng cũng nên chú ý về màu sắc của yếm với màu sắc yếm màu xám đen cùng phần viền yếm có màu đỏ nâu, đây là đặc điểm nhận dạng dù dễ nhận ra nhưng cũng có thể người mua không tinh tế nếu bị người mua qua mắt, đặc biệt là nhiều loại rùa cũng có phần viền yếm màu đỏ nâu hoặc màu nâu gần giống với loại rùa vàng quý hiếm 3 vạch.
Như vậy những dấu hiệu nhận biết loại rùa quý hiếm này là tương đối dễ dàng nhờ những hình thái màu sắc rất đặc trưng ở bên ngoài.
Trên thực tế loài rùa 3 vạch có giá trị kinh tế lớn hơn so với loài rùa núi vàng,tuy nhiên chúng cũng có nguy cơ lớn khi bị săn lùng đến tận diệt và những người săn bắt, mua bán và sở hữu trái phép loại rùa này có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó những rùa vàng quý hiếm sẽ có môi trường sinh sống tốt nhất ở trong môi trường tự nhiên để có thể thực hiện sinh sản và duy trì giống nòi.
Xem thêm >> Gián Dubia là gì? Cách nuôi gián đất Dubia đơn giản mà hiệu quả
: Sustainable là gì? Cần làm gì để phát triển bền vững hệ sinh thái Update 12/2024