Đặc điểm nhận dạng bạn nên biết trước khi nuôi Sáo nâu Update 12/2024

Chim Sáo nâu là loài chim rất thông minh, tinh nghịch. Tiếng hót mang dáng dấp Sơn Ca, giọng nói thánh thót như Vẹt. Nhiều người họ rất thích Sáo nâu với đặc tính của nó là nhanh nhẹn, hoạt bát, hiếu động. Sau đây, www.vaat.org.au sẽ giúp bạn tìm hiểu về Sáo nâu nhé!

Đặc điểm nhận dạng bạn nên biết trước khi nuôi Sáo nâu

Đặc điểm chung loài chim Sáo

Sáo có tên khoa học là Sturnidae, nguồn gốc châu Á, được gọi là yểng hay sáo yểng. Còn nhiều loài châu Phi gọi là sáo ngũ sắc do chúng có bộ lông óng ánh nhiều màu. Bộ lông thường sẫm màu với ánh kim. Phần lớn các loài làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng.

: sáo nâu có biết nói không

Chim Sáo có chân khỏe, đường bay khỏe và thẳng, và chúng thích sống thành bầy. Môi trường sinh sống ưa thích của chúng là vùng nông thôn tương đối thoáng. Chúng ăn sâu bọ và quả. Một vài loài sống xung quanh nơi sinh sống của người. Chúng là những loài chim thực sự ăn tạp. Nhiều loài tìm kiếm thức ăn bằng cách há mỏ sau khi thăm dò nó trong bụi cây rậm. Thói quen này được gọi là thăm dò mỏ há.

Sáo là một trong những loài chim cảnh được xếp vô loài chim cảnh dễ nuôi nhất của Việt Nam. Đây là một chú chim mang đặc tính thông minh. Ngoài ra chim này có những đặc tính thú vị khác. Chúng rất dạn khi tiếp xúc với con người không giống như các loại chim khác. Thậm chí chú chim này sau một thời gian nuôi dưỡng còn được chủ nuôi thả tự do. Nên nhiều người thường trêu đùa rằng nuôi loại chim này chẳng khác gì nuôi những chú gà chú vịt.

Ngoại hình của chim Sáo nâu

: Cách nuôi cá lia thia đá chuẩn nhất Update 12/2024

Sáo nâu có đầu và cổ đen bóng chuyển dần thành xám đen nhạt ở pần dưới cổ và ngực. Mặt lưng, lông bao cánh và lông cánh thứ cấp nâu tím, riêng lông cánh thứ cấp có ánh đồng và viền đen rất hẹp. Lông cánh sơ cấp đen với vệt trắng lớn ở gốc lông. Lông bao cánh sơ cấp trắng, dưới cánh và nách trắng.

Đuôi sáo nâu đen, mút đuôi trắng, đôi khi các lông đuôi giữa có phần mút trắng rất hẹp hay không rõ, dưới đuôi và giữa bụng trắng phớt hung. Ngực, sườn và đùi nâu tím tươi. Mắt chim màu nâu đỏ. Da trần quanh mắt vàng, mỏ vàng, chân vàng.

Đặc tính của chim Sáo nâu

Có bộ long xấy xí y như bộ áo của thầy tu, chân và mỏ màu vàng, gián cánh, chót cánh và phần trên đuôi màu đen lợ, bụng màu vàng nâu. Mí mắt có một vành da mỏng màu vàng; Chim trống thì miến da vàng ở đuôi mắt dày ra, chim sáo cái thì miếng da ngắn lại giống như chim cưỡng.

Đặc tính của sáo nâu là thông minh và cũng khá dữ dằn. Nó có thể sẽ cắn sứt tay của bất cứ ai – trừ chủ của nó – dám thò tay vào lồng. Sáo ăn uống ít vương vãi hơn Nhồng và Vẹt, tuy nhiên phải thay nước hằng ngày vì bị nó làm dơ. Sáo sau một thời gian nuôi dưỡng có thể nuôi thả. Nếu nhà không có mèo: nó sẽ tự động về tổ khi đói bụng

: Top 5 cửa hàng bán hoa lụa đẹp nhất tại Hà Nội Update 12/2024

Sáo nâu nói rất sõi và học nói cũng rất nhanh. Nhưng nhược điểm về sáo nâu lại nằm ở chỗ khi lớn lên rất ít con cho chủ sờ vào người. Mặc dù chủ đi đâu nó đi theo đấy, ngoài ra sáo nâu trông mã không đẹp bằng sáo đen.

Lợi ích của Sáo nâu

Thực sự, nếu bạn sở hữu một chú Sáo nâu trong nhà, thì nhà bạn không khác ngày hội. Có người còn nói, nếu họ tức giận, Sáo cũng bắt chước giọng giận. Làm cho họ không nhịn được cười mà hết giận. Tuy nhiên, nó sẽ bắt chiếc được tất cả những câu nói của bạn rất nhanh đấy. Nên chúng ta hãy cho chúng sống ở môi trường văn hóa nhé.

Bạn đã bao giờ vào nhà một người nào đó chơi mà nghe thấy tiếng chào, Sau đó gọi chủ ra tiếp khách từ một con Sáo chưa? Nghe tưởng là đùa, nhưng không hề nhé. Có thật đó bạn, Sáo nâu học hỏi điều này rất nhanh bạn ạ. Bạn chỉ cần kiên trì, nhẫn lại, vì tính khí chúng rất hiếu động. Nghe thật đáng yêu phải không nào. Bạn đã sẵn sàng sở hữu trong tay mình một chú Sáo nâu chưa. Đảm bảo cuộc sống bạn sẽ vô cùng sống động đấy.

Chúc các bạn thành công!

: 5 bệnh lý thường gặp ở Chuột lang nhà, nguyên nhân và cách xử trí Update 12/2024

Rate this post