Tại sao chó không chịu sủa? Update 11/2024

Nhiều người vẫn mặc định đã là chó thì việc sủa là điều đương nhiên. Nhưng trên thực tế, có không ít chú chó không sủa hoặc ít sủa kể cả khi gặp người lạ. Điều này có thể gây ra những trường hợp dở khóc dở cười, thậm chí là nguy hiểm cho cả chó và nhà chủ.

Vậy tại sao những chú chó đó không sủa? Chúng đang gặp vấn đề gì và làm thế nào để chúng sủa như những chú chó bình thường khác. Câu trả lời sẽ có trong bài viết chia sẻ dưới đây, mời bạn cùng theo dõi.

: Tại sao chó không chịu sủa? Update 11/2024

Nguyên nhân chó không chịu sủa

Việc chó không sủa có nhiều nguyên nhân, có thể do khách quan hoặc chủ quan.

Chó có tính cách ít “nói”.

Cũng tương tự như con người, mỗi chú chó đều có tính cách và cách thể hiện khác nhau. Một số chú sẽ rất năng nổ, sủa nhiều và thường vui chơi với thú nuôi khác. Tuy nhiên cũng có những chú sẽ thu mình một góc và chơi một mình.

Những chú chó “hướng nội” như vậy thường ít sủa hơn hẳn. Không phải chúng không thích bạn hay không thích những thú nuôi khác. Điều đó chỉ đơn giản là do chúng chỉ đang không muốn sủa mà thôi. Số lượng những chú chó như vậy không nhiều nhưng cũng không phải hiếm.

Tại sao chó không sủa?

Chó có vấn đề về sức khỏe.

Nếu chú chó nhà bạn hàng ngày vẫn sủa bình thường nhưng hôm nay lại nằm im không sủa, kể cả có người lạ thì bạn cần kiểm tra tình hình sức khỏe của chúng. Nếu chó có vấn đề về tiêu hóa, đau đớn hay cổ họng có vấn đề thì chúng cũng sẽ không sủa nhiều như bình thường.

Chó đã quen với việc người lạ ra vào liên tục nên không còn sủa nữa.

: Tìm hiểu và điều trị bệnh xuất huyết đường ruột ở chó Update 11/2024

Trường hợp này thường bắt gặp ở những gia đình kinh doanh, có lượng người ra vào đông. Thường thì những ngày đầu, chó sẽ vẫn sủa khi có người lạ. Nhưng khi quen dần, chúng sẽ không sủa nữa. Hơn nữa, nếu chúng có sủa thì chủ nhân cũng sẽ ra hiệu không sủa tiếp. Lâu dần hình thành thói quen không sủa khi gặp người lạ của chó.

Giải pháp

Chó không sủa hay chó sủa không theo quy tắc đều cần phải huấn luyện lại. Việc này sẽ khiến cho việc giao tiếp giữa bạn với chúng cũng như việc chúng bảo vệ nhà tốt hơn. Một số phương pháp bạn có thể tham khảo như sau:

  • Nếu vấn đề là sức khỏe, bạn cần can thiệp y tế để đảm bảo sức khỏe cho chó. Nếu cần thiết, bạn có thể nhờ đến tư vấn của bác sĩ thú y.
  • Trong những trường hợp còn lại, bạn nên huấn luyện chú chó của mình để chúng nhận biết được người lạ và nguy hiểm khi cần thiết.

Với phương pháp huấn luyện chó sủa, bạn cần có thời gian luyện tập nhắc lại và sự kiên nhẫn vì thói quen cần được hình thành dần dần.

Bước 1: Xác định từ khóa trong quá trình huấn luyện

Bạn cần tự thống nhất những từ khóa dùng để làm khẩu lệnh trong quá trình huấn luyện chó. Những từ này sẽ được dùng xuyên suốt và không thay đổi để tránh mất hiệu quả rèn luyện, ví dụ “Sủa” hay “Nói”.

Bước 2: Tạo tình huống thực tế 

Bạn cần hiểu rõ được chú chó nhà mình thường sủa nhất khi nào để tạo tình huống kích thích chúng sủa. Ví dụ, khi có người lạ gõ cửa hay ấn chuông chúng sẽ sủa rất lớn. Bạn có thể nhờ người thân ra gõ cửa hoặc ấn chuông nhằm tạo hứng thú sủa cho chúng.

: Ridgeback Thái-giống chó lông xoáy Thái Lan quý hiếm Update 11/2024

Bước 3: Tán thưởng khi chó sủa đúng

Bạn nên khen ngợi chúng bằng cách thừa nhận sự báo động của chúng. Bạn hãy đến gần nơi phát ra tiếng động sau đó quay lại chỗ cún và đợi chúng ngừng sủa. Hãy thưởng cho bé món đồ chơi hoặc thức ăn yêu thích.

Bạn có thể lặp lại bước 3 này để hình thành thói quen và sự hưng phấn của chó. Hãy kéo dài khoảng thời gian im lặng của chúng trước khi thưởng đồ ăn hay đồ chơi nhé. Chúng sẽ ý thức được mình cần sủa và im lặng đúng lúc. Khi chó đã quen với việc được thưởng, bạn có thể sử dụng các mệnh lệnh đã chọn ở trên.

Tại sao chó không sủa?

Một lưu ý nhỏ khi dùng phương pháp này là nó có thể áp dụng được cả với những chú chó sủa lung tung và chó không chịu sủa. Với những bé không chịu sủa, bạn có thể dùng phần thưởng để tạo sự hưng phấn cho chúng, làm chúng sủa rồi huấn luyện.

Có một số chú ý bạn cần biết trong quá trình huấn luyện chó như sau:

  • Việc huấn luyện chỉ áp dụng đối với những chú chó đã biết sủa. Chó con chưa biết sủa không thể áp dụng được.
  • Bạn nên thực hành nhiều lần cho chúng. Với một số chú chó, việc học có thể rất nhanh nhưng với một số chú chó khác, việc này mất nhiều thời gian hơn. Bạn cần kiên nhẫn với chúng.
  • Bạn có thể cho các bé luyện tập ở nơi công cộng để có thể làm quen với việc sủa khi có người lạ hoặc tín hiệu lạ.

Kết luận

Việc dạy chó sủa đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên nhẫn của người chủ với chú chó của mình. Bạn phải bỏ ra nhiều công sức để chú chó của mình sủa được và sủa đúng. Không có một bí quyết nào có thể thay đổi một chú chó nhiều bằng tình cảm và sự quan tâm của chủ nhân. Hãy yêu thương và cảm thông hơn với chúng, bạn sẽ huấn luyện thành công.

Đọc thêm: Cách nuôi chó cho người bận rộn

: Những bệnh nguy hiểm ở chó có thể gây tử vong nhanh chóng Update 11/2024

Rate this post