Nếu thỏ cưng của bạn bị ngứa và thường xuyên gãi, điều đó có thể là do một ký sinh trùng phổ biến được gọi là chấy gây nên. Chấy rận có thể lây nhiễm cho cả người và động vật và chúng khá dễ lây lan (mặc dù không phải giữa tất cả các loài). May mắn thay, chấy ở thú cưng có thể được điều trị và loại bỏ một cách an toàn nếu bạn biết chính xác mình cần phải làm gì. Đừng trì hoãn việc điều trị cho thỏ của bạn. Ngay cả khi hóa ra thỏ của bạn có bọ ve hoặc bọ chét (ký sinh trùng cắn khác), bạn cũng vẫn cần điều trị cho chúng càng sớm càng tốt. Vì vậy, trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu cần làm những gì khi thỏ cưng bị ngứa nhé!
1. Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y
Nếu bạn nghi ngờ thỏ cưng của mình có chấy vì nó dường như bị ngứa nhiều hơn bình thường, hãy tìm kiếm các sự chăm sóc y tế từ phía bác sĩ thú y ngay lập tức. Bác sĩ thú y sẽ có biện pháp để phát hiện ra thỏ cưng có chấy hay không và điều trị thích hợp. Thông thường, bác sĩ thú y sẽ kê toa các loại thuốc như ivermectin hoặc selamectin ngoài nhãn (có nghĩa là thuốc không dành cho mục đích này nhưng bác sĩ thú y thường xuyên sử dụng nó).
: Tại sao thỏ bị ngứa? Tìm hiểu nguyên nhân bị chấy, ve hoặc bọ chét Update 12/2024
Đừng cố mua những loại thuốc mà không được kê đơn từ cửa hàng thuốc hoặc cửa hàng thú cưng để trị chấy ở thỏ. Những phương pháp trị chấy ở người thường quá mạnh đối với những loài thú cưng nhỏ và có thể đe dọa tính mạng của thỏ cưng. Những loại thuốc mà không được kê đơn thường có thể không phù hợp với thỏ và mang đến những kết quả không mòng muốn. Việc điều trị ở các cửa hàng thú cưng bình thường cũng có những nguy hiểm khó lường, gây ra những cơn động kinh hoặc chỉ là không hiệu quả và lãng phí tiền bạc. Luôn luôn chọn phương hướng giải quyết an toàn nhất cho việc thỏ bị ngứa và nói chuyện với bác sĩ thú y của bạn về vấn đề này.
2. Làm sạch chuồng
Sau khi thỏ của bạn đã tiếp nhận việc điều trị một cách đúng đắn từ bác sĩ thú y, và trước khi đưa thú cưng của bạn trở lại chuồng của nó, hãy làm sạch và rửa chuồng, bát đĩa và bất kỳ đồ chơi nào trong chuồng bằng nước và một ít chất tẩy rửa chén nhẹ. Hãy chắc chắn rằng đã rửa sạch xà phòng trước khi đặt toàn bộ đồ mới vào chuồng. Vứt bỏ bất kỳ vật dụng trong chuồng và thực phẩm nào có thể đã bị nhiễm bệnh trước đó, và vệ sinh sạch sẽ bất kỳ vật liệu còn lại nào để tiêu diệt những loài côn trùng có thể ẩn náu.
: Cho cá ăn như thế nào và ăn bao nhiêu là đủ? Update 12/2024
Bạn cũng có thể đặt lồng và đồ dùng của thỏ ở môi trường nhiệt độ thấp. Thay thức ăn, nước, thảm trải giường và sàn vào ngày hôm sau. Những đồ vật cần được giữ trong môi trường nhiệt độ thấp trong ít nhất 24 giờ. Chuồng có sạch sẽ và vô khuẩn thì thỏ mới bớt bị ngứa
3. Bạn không thể bị lây chấy từ những chú thỏ cưng
Chấy là ký sinh trùng đặc trưng của từng loài. Điều này có nghĩa là con người có một loại chấy riêng, tương tự với bất cứ loài động vật khác như chuột hoặc thỏ. Vì vậy, đừng lo lắng về việc bạn hoặc những thành viên trong gia đình có thể bị chấy rận từ thỏ cưng khi chúng bị nhiễm chấy.
Nếu một con rận thỏ nhảy vào bạn, nó sẽ không cắn bạn và nó cũng sẽ không thể sống sót trên cơ thể bạn. Bạn không thể bị lây chấy từ thỏ cưng của mình và ngược lại, bạn cũng không thể lây chấy cho nó. Vì vậy, đừng quá lo sợ và tránh xa thỏ cưng khi thấy chúng bị ngứa.
4. Lây ve từ các thú cưng khác
Nói một cách đơn giản, ve là những loại côn trùng bé, thuộc lớp động vật hình nhện. Còn chấy là những loại côn trùng giống như kiến. Ngoài ra còn có thể chia ra hai loại chấy là chấy hút máu và chấy chỉ căn vật chủ. Loại đầu thường nguy hiểm hơn vì nó có khả năng truyền bệnh từ máu và gây ra chứng thiếu máu (mất máu quá nhiều). Bọ ve, chấy và bọ chét đều là những ký sinh trùng gây cho thỏ bị ngứa dữ dội và cần phải được điều trị ngay lập tức.
5. Thú cưng có nguy cơ lây chấy cho thỏ
: Cá koi bao lâu thì đẻ? Nhân giống cá koi như thế nào? Update 12/2024
Chuột, chuột lang và chuột nhảy là những vật nuôi có khả năng bị mắc chấy nhất. Chuột lang rất hay bị mắc chấy tuy nhiên chuột đồng thường không bao giờ bị mắc chấy. Thỏ đôi khi sẽ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là nếu chúng đã dành thời gian ở cùng với những con thỏ khác, chẳng hạn như tại một hội chợ, một khu chăn nuôi hoặc trong một cửa hàng thú cưng.
Nếu bạn nghi ngờ thú cưng của mình đang bị bệnh, hãy liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức. Đối với các câu hỏi liên quan đến sức khỏe của thú cưng, luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ thú y của bạn, vì họ đã kiểm tra thú cưng trước đó, biết được tình trạng sức khỏe và lịch sử bệnh tật của thú cưng và có thể đưa ra các khuyến nghị tốt nhất cho thú cưng của bạn.
Khi thỏ bị ngứa, điều này không chỉ khiến sức khỏe của chúng bị ảnh hưởng mà còn còn mang đến những phiền toái nhất định cho sinh hoạt của thỏ. Chính vì vậy, hãy luôn theo dõi thỏ thật cẩn thận và đưa chúng đi điều trị ngay khi có bất cứ dấu hiệu nào xuất hiện. Hãy luôn là một người chủ tận tâm và săn sóc với thú cưng của mình nhé!
Xem thêm: Tại sao thỏ tự ăn phân của mình? Giải mã hành vi kỳ lạ này của loài thỏ
: Có những cách làm trong nước hồ cá ngoài trời nào hiệu quả? Update 12/2024