Thỏ có đôi chân sau rất mạnh và có khả năng nhảy bật cao. Nhưng cũng giống như các loài vật khác, đôi chân của chúng có thể bị tổn thương vì nhiều lý do và khiến thỏ đi khập khiễng.
Thỏ đi khập khiễng do gãy chân
Gãy chân là một nguyên nhân phổ biến khiến cho thỏ không thể đi lại bình thường. Thỏ có thể nhảy ra từ bề mặt cao hoặc nhảy ra khỏi cánh tay của bạn trong khi giữ chúng và tiếp đất quá mạnh làm chân bị gãy.
: Tại sao thỏ đi khập khiễng, di chuyển vô cùng khó khăn? Update 11/2024
Thỏ vốn là loài gặm nhấm sống trên mặt đất bằng phẳng nên chúng không có kỹ năng tiếp đất tốt dù chân rất khỏe. Nếu bạn nghi ngờ bé thỏ cưng bị gãy chân, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt để điều trị.
Một lý do khác có thể dẫn đến gãy xương là do chân thỏ bị mắc kẹt trong một vật gì đó. Khoảng cách thanh lồng nuôi thỏ không phù hợp là nguyên nhân thường gặp nhất. Hãy chắc chắn rằng chân bé thỏ của bạn không thể lọt vào hoặc xuyên qua bất kỳ vật dụng nào trong môi trường sống của chúng.
Bệnh viêm da mủ ở thỏ
Thường được gọi là “Bumble feet”, viêm da mủ hay viêm da dầu là một bệnh nhiễm trùng chân có thể xảy ra ở thỏ và chuột. Bệnh này làm chân thỏ đau đớn và khiến thỏ của bạn đi khập khiễng. Bạn sẽ thấy chân của bé đỏ, lở loét, rụng lông, thậm chí có thể đóng vảy hoặc rỉ mủ ra ở bàn chân hoặc mắt cá chân. Viêm da mủ ở thỏ có thể bắt nguồn một số nguyên do.
Một số lý do phổ biến bao gồm: thỏ của bạn bị thừa cân và gây quá nhiều áp lực lên chân của chúng, gây ra vết loét sau đó bị nhiễm trùng; môi trường bẩn gây ra ẩm trên bàn chân; thỏ phải thường xuyên đi lại trên bề mặt gồ ghề; thỏ ngồi trong hộp phân bẩn thỉu của chúng trong thời gian dài và những bé thỏ ít vận động ngồi một chỗ trong thời gian quá dài.
“Bumble feet” có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Giải pháp hữu hiệu nhất là sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp thuốc giảm đau đồng thời xứ lý các vấn đề thỏ gặp phải như đã nêu ở trên.
Thỏ đi khập khiễng vì một khối u
Đây chắc chắn là lý do không ai muốn nghe: thỏ khập khiễng vì một khối u. Ung thư xương là bệnh có thể xảy ra ở thỏ và rất đau đớn, khiến thỏ đi khập khiễng.
: Hướng dẫn nuôi cá bình tích – nhanh lớn, khỏe và lên màu đẹp Update 11/2024
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu sưng hoặc cục u nào trên thỏ cưng, đừng ngần ngại đặt cuộc hẹn với bác sĩ thú y của bạn để tìm hiểu xem nó gì.
Nếu đó là một khối u, thỏ cần phải được phẫu thuật cắt bỏ. Đôi khi bác sĩ phải cắt bỏ chân thỏ để loại bỏ hoàn toàn khối u nếu nó đã phát triển thành ung thư.
Bệnh Áp-xe ở thỏ
Áp-xe là những bọc mủ hình thành dưới da do nhiễm trùng. Thỏ đặc biệt dễ bị Áp-xe. Nếu bọc mủ ở chân quá lớn, nó có thể gây khó chịu cho thỏ của bạn và gây ra tình trạng đi khập khiễng.
Áp-xe có thể được điều trị bằng cách uống kháng sinh, thuốc giảm đau, và đôi khi phải bằng phẫu thuật cắt bỏ. Áp-xe cũng giống như một khối u, nếu bạn nhận thấy bất kỳ khối u nào trên bé thỏ của bạn, hãy liên hệ với bác sĩ thú y kiểm tra và điều trị sớm.
Đi khập khiễng do viêm khớp
Viêm xương khớp là tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến thỏ giống như cách nó ảnh hưởng đến con người và các vật nuôi khác. Viêm khớp thường xảy ra ở thỏ già và làm chúng đi khập khiễng. Cả hai chân trước và chân sau đều có thể bị ảnh hưởng bởi viêm khớp.
Chụp X-quang là phương pháp được sử dụng để chẩn đoán viêm khớp ở thỏ. Thật không may, không có cách nào để chữa hoàn toàn viêm khớp nhưng chúng ta có thể giúp thỏ hạn chế các cơn đau và viêm.
Các loại thuốc và chất bổ sung khá hữu ích để xử lý các cơn đau. Tuy nhiên, một số loại thuốc với liều lượng dài hạn có thể gây hại cho đường tiêu hóa nhạy cảm của thỏ. Trên thực tế hiện nay không có loại thuộc nào đặc trị viêm khớp lâu dài cho thỏ.
Chế độ ăn uống và bổ sung với các thành phần bổ sung rất tốt cho thỏ bị viêm khớp. Những vật phẩm này được thiết kế để hỗ trợ điều trị viêm xương khớp ở thỏ nhưng có thể không đủ để tự giải quyết hoàn toàn việc đi khập khiễng. Axit béo omega, glucosamine, nghệ và các thành phần tự nhiên khác có thể giúp thỏ của bạn cảm thấy tốt hơn và ngăn ngừa bệnh tệ hơn trong tương lai.
Móng thỏ mọc dài quá mức
: Cá Hải Tượng giá bao nhiêu? Những đặc điểm cơ bản về giống cá này bạn nên biết Update 11/2024
Nếu bé thỏ của bạn sống trên bề mặt gồ ghề vừa phải, chúng có thể mài móng một cách tự nhiên, Tuy nhiên, hầu hết thỏ nuôi đều cần được cắt móng thường xuyên. Nếu bạn để móng thỏ mọc quá dài thì nó có thể chọc vào bàn chân hoặc dễ gãy, gây đau đớn cho bé.
Nếu móng thỏ đã mọc quá dài và cuộn tròn vào bàn chân, chúng sẽ cần được cắt và loại bỏ khỏi miếng đệm. Việc cắt móng có thể làm thỏ chảy máu, bé có thể cần thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và thậm chí là băng.
Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng vết thương ở móng chân thỏ luôn sạch sẽ. Bàn chân bẩn sẽ khiến vết thương ở móng dễ bị nhiễm trùng và gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
Thỏ bị trật khớp
Khớp của thỏ có thể bị trật giống như những động vật khác và con người. Khi khớp chân của bỏ bị lệch khỏi vị trí cũ, bác sĩ sẽ tác động đưa khớp về như cũ.
Nếu thỏ bị trật khớp (chẳng hạn như khớp hông hoặc khớp gối), bé sẽ đi khập khiễng cho đến khi nó bật lại vào vị trí cũ. Bạn không nên để lâu bởi trật khớp quá lâu sẽ gây tật và không thể chữa. Hãy đưa bé đến thú y càng sớm càng tốt nhé!
Thỏ đi khập khiễng do vấn đề cột sống
Thỏ có thể bị thương ở lưng do va chạm mạnh hoặc mắc bệnh đĩa đệm giữa (IVDD). Dù là bệnh mãn tính (với các đĩa đệm phồng lên, bị viêm và gây áp lực lên tủy sống) và hay một vấn đề cấp tính (do chấn thương), vấn đề về cột sống khiến thỏ của bạn đi khập khiễng.
Chụp X-quang và MRI được khuyến nghị để hỗ trợ chẩn đoán. Thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và các loại thuốc chuyên biệt khác có thể được bác sĩ thú y kê toa để điều trị cho thỏ.
Đi khập khiễng do chấn thương mô mềm
Bong gân và các chấn thương mô mềm khác có thể khiến bé thỏ của bạn đi khập khiễng. Chấn thương mềm thường có thể tự khỏi sau một thời gian (trừ khi dây chằng hoặc gân bị rách sẽ cần chụp MRI hoặc CT để chẩn đoán).
Nếu thỏ quá đau đớn (đến mức bỏ ăn chẳng hạn) thì bạn nên đưa bé đến thú y để bác kĩ kê thuốc giảm đau cho bé.
: Giống chó Ngao Anh: Gã khổng lồ nặng ký vô cùng trầm tĩnh Update 11/2024