Nếu thỏ cưng của bạn luôn tỏ ra là mình đang cảm thấy cơ thể vô cùng ngứa ngáy và liên tục gãi tạo ra các vết xước, đây có thể là một vấn đề khá nghiêm trọng và bạn cần phải thực sự lưu tâm về vấn đề này. Có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra vấn đề này từ ve đến dị ứng. Tuy nhiên, rất may mắn là vẫn có những cách điều trị việc thỏ bị ngứa và gãi nên bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Cùng tìm hiểu nhé!
1. Tại sao thỏ ngứa và gãi?
Khi một con vật bị ngứa và dẫn đến việc gãi khá nhiều, chúng có thể tự gây ra nhiều vết thương nghiêm trọng. Ở một con thỏ, điều này có thể xảy ra là do ký sinh trùng trên lông, da hoặc tai; da khô; bị dị ứng; hoặc bị nhiễm trùng. Bất kể nguyên nhân là gì đi chăng nữa, điều quan trọng là phải chăm sóc nó ngay lập tức vì lợi ích cho thỏ và sự an tâm về sức khỏe của chúng đến từ người chủ nuôi thỏ.
: Tại sao thỏ ngứa và gãi? Dấu hiệu của bệnh chứ chẳng đùa được đâu! Update 11/2024
2. Ve lông
Cheyletiella parasitivorax là những con ve siêu nhỏ sống trong lông của thỏ. Ve Cheyletiella là loài ký sinh trên thỏ, cắn và hút máu con thỏ của bạn để phát triển. Điều này khiến thỏ cảm thấy ngứa và liên tục gãi.
Loại ve cũng được gọi là “gàu biết đi”, bởi vì chúng thường được nhìn thấy di chuyển trên lớp da chết trên cơ thể của thỏ, khiến cho các tế bào da chết như đang chuyển động. Chúng có thể bắt đầu ở một khu vực nhỏ trên con thỏ của bạn, nhưng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, chúng có thể lây lan khắp bộ lông của nó, vào môi trường nơi chúng sống và có thể truyền cho những con thỏ hoặc những loài vật nuôi khác.
Ngay cả khi con thỏ của bạn không bao giờ đi ra ngoài, nó có thể bị lây loại ve này từ thức ăn hoặc những vật dụng như ga giường, thảm trải chuồng mà bạn mang về cho thỏ dùng.
3. Chấy
Mặc dù không phổ biến như một số loại ký sinh trùng khác, tuy nhiên chấy lại làm tổn hại rất nhiều đến sức khỏe của chúng. Chấy thường chỉ đặc trưng cho từng loài. Vì vậy mỗi loài động vật có một loại chấy riêng và không thể lây cho nhau.
4. Bọ chét
Nhiều người không nghĩ rằng thỏ có thể bị bọ chét, nhưng thực tế là bất kỳ vật nuôi nào có lông cũng có thể bị bọ chét. Bọ chét, giống như ve lông, là những ký sinh trùng hút máu cắn thỏ, do đó, khiến chúng bị ngứa và gãi.
Bọ chét cái đẻ tới khoảng 50 quả trứng mỗi ngày. Vì vậy ngay cả khi bạn chỉ nhìn thấy một hoặc hai con bọ chét trưởng thành trên con thỏ của bạn, chúng cũng có thể đã đẻ đến hàng trăm quả trứng. Bọ chét cũng cắn người, nhưng bọ chét cái thường không thể đẻ trứng nếu chúng chỉ có nguồn thức ăn duy nhất là từ máu người.
Thỏ trong nhà có thể bị bọ chét giống như những chú thỏ hoang dã, sinh tồn ngoài tự nhiên. Những vật nuôi khác trong gia đình có thể lây bọ chét cho thỏ của bạn và chúng có thể bị bọ chét bám lấy khi chơi ngoài trời. Bọ chét cũng có thể tự tìm đường vào nhà giống như các loài côn trùng khác, chẳng hạn như kiến.
Một chiếc lược chuyên dùng để loại bỏ bọ chét sẽ giúp bạn tìm thấy những con bọ chét trên người thỏ khi bạn chải lông cho chúng. Bọ chét sẽ chuyển sang màu đỏ nếu được chà bằng tăm bông ướt. Đây là một mẹo hay để phân biệt xem những chấm đen trên lông là bọ chét đã hút máu của tho hay là bụi bẩn từ môi trường bình thường.
5. Da khô
Da của thỏ rất nhạy cảm và dễ bị khô. Khi da quá khô, chúng sẽ cảm thấy ngứa và bắt đầu gãi như phản xạ tự nhiên. Các căn phòng có độ ẩm quá thấp, môi trường bụi bặm, chế độ ăn uống thiếu chất và dinh dưỡng trầm trọng hoặc việc tắm cho thỏ quá thường xuyên hoặc sử dụng loại sữa tắm không phù hợp với da và lông chúng đều có thể góp phần làm khô da ở thú cưng của bạn. Nếu bạn có thể xác định nguyên nhân của da khô, thì bạn hoàn toàn có thể giải quyết tình trạng này. Để giảm ngứa và đau tạm thời, hãy yêu cầu bác sĩ thú y giới thiệu một số sản phẩm xịt an toàn loại chuyên dành cho thỏ.
6. Ve tai
: Cách nuôi chó con 1 tháng tuổi Update 11/2024
Bệnh vẩy nến do một loại ve tai gây ngứa và khiến thỏ gãi. Chúng có thể lây từ con thỏ này sang con thỏ khác. Vì vậy hãy rửa tay thật sạch sẽ sau khi xử lý một con thỏ bị ngứa tai. Bạn có thể thấy thỏ bị rụng lông quanh tai và xuất hiện vảy da, hoặc tai của thỏ có thể trông rất bẩn.
Nghiêng đầu, tai bị lật và lắc đầu cũng là dấu hiệu cho thấy đã có sự xâm nhập của ve tai. Điều này không phải lúc nào cũng ảnh hưởng đến cả hai tai của thỏ. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số những dấu hiệu đã kể ở trên, hãy đưa thỏ của bạn đến gặp bác sĩ thú y càng sớm càng tốt. Tránh để tình trạng quá nặng mới chữa sẽ làm bệnh không thể trị khỏi hoàn toàn.
7. Dị ứng
Cũng giống như con người, một số con thỏ bị dị ứng với một số chất đặc biệt khiến chúng bị ngứa và gãi. Thông thường, những dị ứng này là đến từ các tác nhân của môi trường và không liên quan đến các thực phẩm mà thỏ tiêu thụ. Vì vậy, bạn có thể thay đổi giường, hộp đi vệ sinh, dung dịch vệ sinh và máy lọc không khí để giúp thỏ của bạn cảm thấy thoải mái hơn khi ở nhà.
Các chất gây dị ứng môi trường phổ biến bao gồm bụi trong một số vật dùng nhất định hoặc trong cỏ khô của thỏ, cũng như các chất làm mềm và chất tẩy rửa được sử dụng trên chăn, thảm trải chuồng.
Thỏ cũng có thể bị dị ứng với ký sinh trùng như ve lông và bọ chét. Điều này sẽ làm cho sự phá hoại của những loài gây hại này thậm chí còn gây khó chịu hơn cho thú cưng của bạn và cũng khiến việc điều trị trở nên càng khó khăn.
8. Chất kích thích da
Ngoài dị ứng, thỏ có thể bị kích thích bởi một số sản phẩm, đặc biệt là nếu chúng không dành riêng cho thỏ. Sữa tắm, dầu xả, thuốc xịt và làm mát không khí đều có thể gây kích ứng cho da của thỏ cưng. Nếu bạn sử dụng một sản phẩm mới, chẳng hạn như sữa tắm và ngày hôm sau con thỏ của bạn bị ngứa, có thể là do sản phẩm này có tác dụng quá mạng đối với làn da mỏng manh và nhạy cảm của thỏ cưng. Trường hợp này thường xảy ra khi bạn dùng loại sữa tắm cho chó trên da và lông thỏ.
9. Giun đũa
Nguyên nhân do hai loại sinh vật chính ( Trichophyton mentagrophytes và microsporum canis) gây nên. Giun đũa là một loại bệnh nhiễm nấm gây rụng lông, ngứa và tổn thương “giun đũa” đỏ ở thỏ. Tất cả các loại động vật khác và kể cả con người đều có thể bị nhiễm giun đũa từ thỏ.
Nguyên nhân chính của giun đũa, cũng như ve và bọ chét, là tiếp xúc trực tiếp với một con thỏ bị nhiễm bệnh khác. Khi bạn mang một con thỏ mới vào nhà, hãy tách nó ra khỏi những con thỏ khác của bạn cho đến khi bạn chắc chắn rằng chú thỏ này không có bệnh tật gì. Thỏ cũng có thể nhiễm giun đũa từ môi trường bẩn và bàn chải đã được sử dụng trên một con thỏ bị nhiễm bệnh trước đó.
10. Nhiễm trùng da
Nếu bạn để cho nước tiểu và phân vẫn tiếp xúc lâu dài với da thỏ và môi trường không sạch sẽ xung quanh, điều này rất có thể khiến thỏ của bạn bị nhiễm trùng da. Vùng bị nhiễm bệnh có thể trở nên đỏ, viêm và rất ngứa. Chính vì thế cần được điều trị ngay lập tức không thì thỏ sẽ gãi và tự làm mình bị thương.
11. Điều trị chứng ngứa da của thỏ
Các phương pháp được sử dụng để điều trị việc thỏ bị ngứa và gãi thường xuyên, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra chứng bệnh này. Tuy nhiên, một số vấn đề được giải quyết thông qua các phương pháp giống nhau.
Ve lông rất dễ lây cho những con thỏ khác. Nếu bạn có vật nuôi khác trong nhà và thỏ của bạn được chẩn đoán bị ve Cheyletiella, hãy chú ý không lây lan các ký sinh trùng này sang các động vật khác. Rửa tay thật sạch sẽ sau khi xử lý con thỏ của bạn. Thêm vào đó cũng nhớ bỏ thức ăn thừa và thảm trải sàn chuồng, chăn, ga giường,… của thỏ đi.
: Cách Nuôi Cá Lia Thia Đúng Kỹ Thuật Chăm Sóc Cá Hiệu Quả Update 11/2024
Đối với ve lông và ve tai, chấy và bọ chét, hãy đóng băng tất cả các thực phẩm và bộ đồ giường chưa sử dụng mà bạn đã mua từ cửa hàng vật nuôi hoặc trực tuyến. Ký sinh trùng có thể được mang vào nhà của bạn với các vật phẩm như vậy, vì vậy, đóng băng chúng trước khi sử dụng cũng là một cách tốt để ngăn chặn sự phá hoại.
Nếu bác sĩ thú y của bạn chẩn đoán thỏ của bạn bị ve, rất có thể họ sẽ kê toa một loại thuốc như Selamectin. Loại thuốc này sẽ tiêu diệt hoàn toàn những loại kí sinh trùng kể trên mà không hề gây hại đến sức khỏe của thỏ cưng. Các sản phẩm không được kê đơn thường không an toàn cho thỏ và bạn phải luôn tham khảo ý kiến bác sĩ thú y trước khi cho thỏ sử dụng những sản phẩm đó.
Nếu bạn tìm thấy bọ chét trên da và lông thỏ, hãy sử dụng một loại thuốc thật sự an toàn cho cả thỏ và các vật nuôi khác trong nhà nếu có, giống như bạn dùng cho ve lông. Bạn cũng sẽ cần làm sạch và xử lý môi trường xung quanh nơi chúng sống. Một số người nuôi thỏ cũng sử dụng bột axit boric trong thảm của họ và các loại thuốc xịt và bom bọ chét khác nhau được bán tại các cửa hàng vật nuôi. Nếu bạn chọn sử dụng những sản phẩm này, hãy đảm bảo thỏ của bạn ra khỏi phòng nơi bạn đang tiến hành làm sạch trong ít nhất 24 giờ.
Trong trường hợp thỏ của bạn bị dị ứng môi trường, hãy sử dụng các chất làm mềm vải và chất tẩy rửa không có mùi thơm dành cho trẻ sơ sinh hoặc da nhạy cảm để giặt chăn. Nếu các triệu chứng tiếp tục, hãy tìm đến các chất gây dị ứng có thể có khác trong môi trường mà thỏ của bạn sinh sống. Ví dụ như bụi hoặc phấn hoa đến từ khu vườn vào mùa xuân và mùa hè khi bạn hay mở cửa sổ. Sau đó hãy loại bỏ nguyên nhân này để giúp thỏ không bị ngứa.
Giun đũa thường được điều trị bằng thuốc mỡ tại chỗ hoặc thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ thú y tại các bệnh viện và phòng khám thú y.
Nhiễm trùng da thường cần dùng thuốc theo toa được kê bởi bác sĩ thú y. Một sô loại thuốc xịt chống ngứa có sẵn, an toàn để sử dụng cho thỏ, nhưng nếu gốc rễ của vấn đề không được giải quyết, thuốc xịt chỉ có tác dụng là giúp giảm đau tạm thời.
12. Làm thế nào để ngăn ngừa ngứa và gãi ở thỏ?
Thông thường, tình trạng ngứa của thỏ có thể được ngăn chặn bằng cách giữ sạch môi trường xung quanh nơi thỏ sinh sống. Khuyến nghị cấp đông cho bất kỳ vật phẩm và thức ăn của thỏ nào là một cách vô cùng tốt. Cũng như việc sử dụng các sản phẩm giặt không có mùi thơm cho các loại thảm trải sàn chuồng và chăn, ga trải giường của thỏ.
Ngoài những thứ này, hãy chắc chắn rằng chuồng thỏ của bạn càng sạch càng tốt. Dọn dẹp, làm sạch chuồng hàng ngày và hàng tuần có thể tạo ra một sự khác biệt đáng kể về sức khỏe của thú cưng và ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng da. Khi tắm cho thỏ của bạn, chỉ sử dụng các sản phẩm được thiết kế dành riêng cho thỏ bởi như đã nói da thỏ rất nhạy cảm.
Việc thường xuyên kiểm tra lông thỏ của bạn cũng là một điều rất tốt và nên làm. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra bất kỳ sự bất thường nào xảy ra và thực hiện các bước điều trị ngay lập tức, điều này có thể ngăn ngừa sự xâm nhập của kí sinh trùng hoặc vấn đề về da trở nên tồi tệ hơn.
Đồng thời, hãy cẩn thận với bất kỳ vật nuôi nào khác trong nhà của bạn, sử dụng các sản phẩm như thuốc diệt bọ chét một cách thường xuyên. Cẩn thận về việc cho thỏ bị nhiễm bệnh tiếp xúc với các vật nuôi khác trong gia đình bởi các loài vật này rất dễ bị lây nhiễm bệnh từ thỏ.
Việc thỏ bị ngứa và thường xuyên gãi có thể khiến cho thỏ tự làm đau mình và kéo theo nhiều hệ lụy xấu về sức khỏe. Tuy nhiên, những nguyên nhân gây nên bệnh này đều có thể điều trị được nếu bạn phát hiện sớm nên đừng quá lo lắng và hãy luôn chăm sóc thú cưng cẩn thận nhé!
Xem thêm: Tổng hợp 7 loại bệnh thường gặp khi nuôi thỏ, nguyên nhân và cách xử lý