Đối với người mới nuôi chó Alaska con mới sinh thì việc chăm sóc và nuôi dưỡng khó khăn gấp nhiều lần khi chăm sóc chó lớn. Hãy tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây để có cập nhật thêm kiến thức chăm sóc cún cưng một cách tốt nhất nhé.
Lịch sử phát triển của giống Husky
Những năm 1908, Chó Husky bắt đầu xuất hiện tại một tiểu bang Mỹ tên Alaska. Và sau đó, chúng trở thành lực lượng chuyên chở chính cùng với giống chó Alaska Malamute bản địa.
: Chăm Sóc Chó Husky Con Như Thế Nào Là Đúng Kỹ Thuật? Update 11/2024
Đến năm 1930, Chó Husky được Hiệp hội chó giống Hoa Kỳ (AKC) đặt tên là “Husky Bắc Cực”. Năm 1991, chúng được đổi tên chính thức thành “Husky Sibir”, mang ý nghĩa nguồn gốc từ vùng Siberia.
Ngày nay, khi việc kéo hàng không còn là nhiệm vụ chính, Chó Husky trở thành một trong những thú cưng được ưa chuộng trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Làm sao để biết chó Alaska con khỏe mạnh hay không?
Nếu có được một đàn chó chuẩn gen giống, khỏe về thể chất là mục tiêu mơ ước của các nhà nhân giống và chọn giống. Dòng chó Alaska càng phải chú tâm hơn vì có nhiều dòng khác nhau.
Để nhận biết chó Alaska con khỏe mạnh hay không, hãy kiểm tra trong vòng 48 giờ đầu nhé.
Trong giai đoạn này, chó Alaska con ngủ liên tục, chỉ thức dậy để bú rồi lại ngủ tiếp. Trong khi ngủ, chúng vẫn có các động tác co duỗi, đạp chân, lắc đầu hoặc mút không khí tựa như đang bú, ngủ mê. Đây chính là bản năng “luyện tập” hoạt động ban đầu của hệ cơ bắp toàn thân.
Chó Alaska con mới đẻ có thể nâng đầu lên nhưng chưa thể giữ vững thế, quay cổ, định hướng chưa tốt nên hay bị kẹt mắc vào vải, chất lót đệm ổ. Đặc biệt lưu ý chó mẹ và chó con ở góc tường, mẹ nằm sát tường dễ đè chết con do nghẹt thở. Tốt nhất nên đóng cho chó mẹ 1 nơi riêng có vách cao khoảng 10cm để bảo vệ chó con.
Việc theo dõi các chỉ số sinh lý ban đầu của chó Alaska con sẽ giúp bạn nhận biết cún con của bạn có khỏe mạnh không.
- Nhịp tim 160-200 lần/ phút. Nhịp thở 15-35 lần/ phút.
- Thân nhiệt lúc mới chào đời 34,5-36 độ C. Sau 4 tuần tuổi thân nhiệt đạt 38 độ C. Đó là lý do vì sao chó Alaska con thích nằm áp vào da bụng mẹ vừa dễ bú vừa giữ ấm cho mình.
- Chó mở mắt từ 10-14 ngày, khả năng nghe nhìn phản xạ với âm thanh hoàn chỉnh sau 25 ngày tuổi.
- Chó biết liếm láp và tập ăn được trong máng ăn vào khoảng 21 ngày tuổi. Chế độ ăn và chăm sóc chó thế nào, hãy đọc tiếp tin trong phần 2 nhé.
Cách nuôi chó Alaska con mới đẻ
Việc nuôi dưỡng và cách chăm sóc chó Alaska con mới sinh không phải chuyện đơn giản. Đặc biệt với những người mới nuôi giống chó này lần đầu, chưa có kinh nghiệm.
Hãy tìm hiểu thêm thông tin sau:
Chó Alaska con ăn gì?
Chó Alaska mới sinh thì điều đầu tiên là cho cún bú sữa mẹ. Cũng như trẻ sơ sinh, chó con cần được bú sữa mẹ để cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện.
- Trong 36 giờ đầu, sữa mẹ có chất lượng đặc biệt là “sữa đầu” hay “sữa non”. Sữa đầu có hàm lượng vitamin, khoáng chất và protein rất cao, đặc biệt là kháng thể miễn dịch ban đầu có khả năng bảo vệ, miễn nhiễm với các bệnh truyền nhiễm cho chó con.
- Những chú chó con lúc này chưa mở mắt, lỗ tai đóng, lại chưa có răng, dạ dày còn yếu chưa tiêu hóa thức ăn được nên chỉ có bản năng tự nhiên là tìm vú mẹ để bú.
- Sau 5 ngày đầu, bạn có thể cho chó con bú bằng bình sữa hâm nóng vừa đủ để tránh tiêu chảy, dần dần bạn sẽ có thể cho sữa vào khay để chó con có thể tự liếm.
- Khoảng 15 ngày tuổi, chó Alaska con có thể ăn dặm thêm cháo nấu với thịt và rau xanh xay thật nhuyễn 1 bữa và 2 ống clorua canxi (trộn vào sữa) mỗi ngày.
- Từ 20 ngày tuổi, tăng phần ăn dặm lên 2 bữa/ ngày và thêm vài giọt Trivit vào sữa cho chó con uống.
Xem chi tiết: Chó Alaska ăn gì? Những đồ ăn nên và không nên cho Alaska ăn
Chỗ ở cho chó Alaska con
Chuẩn bị ổ lót cho đàn chó con từ khi chó mẹ chuẩn bị chuyển dạ là điều cần thiết. Ổ lót nằm cần êm ái, khô thoáng, sạch sẽ, ấm áp. Bạn có thể dùng bóng đèn tròn 40W sưởi ấm cho chúng vì những chó con lúc này rất yếu ớt, dễ bị nhiễm lạnh.
: Chó Phú Quốc: Nguồn gốc, đặc điểm và cách chăm sóc Update 11/2024
Không nên để nơi ở chó con quá cao hoặc chênh vênh vì chúng chưa mở mắt, các giác quan còn kém nên rất dễ rơi, ngã, gây tổn thương cho các bé.
Chăm sóc chó alaska con: Tiêm phòng, tẩy giun
Chó Alaska còn nhỏ nhưng bạn đừng quên việc tiêm phòng và tẩy giun cho chó con nhé.
- Những chú chó dưới 2 tháng tuổi rất dễ chết vì các loại bệnh. Hai bệnh nguy hiểm nhất và dễ mắc nhất là bệnh care và pravo. Nếu mắc phải thì có nguy cơ 60% chó con không qua khỏi. Do đó, bạn nên tiêm phòng những chú chó Alaska con để bảo vệ chúng nhé.
- Nhiễm giun sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài và khả năng tiêu hóa của chó con. Vì vậy, tẩy giun là việc rất quan trọng.
Bạn có thể tham khảo liệu trình tiêm phòng và tẩy giun dưới đây:
– 15 ngày tuổi, tiêm vacxin mũi thứ nhất, lặp lại vào 4 tuần, 6 tuần, 8 tuần tuổi.
– Sau 8 tuần, cứ 1 tháng tẩy giun 1 lần cho đến khi đàn chó được 6 tháng tuổi.
– Từ 6 tháng, cứ 3 tháng tẩy giun 1 lần cho đến khi được 1 tuổi.
– Từ 1 tuổi, 1 năm tẩy giun 1 lần cho đến khi hết vòng đời.
Các loại bệnh Husky con thường mắc phải
Bệnh tiêu hóa
Các bệnh về tiêu hóa xuất phát từ chế độ dinh dưỡng không phù hợp, thức ăn ôi thiu, mốc, hỏng, hết hạn sử dụng hoặc việc chủ cho ăn quá nhiều hoặc quá ít,…
Các biểu hiện thường gặp nhất là: Husky bỏ ăn nhiều bữa, chỉ tìm uống nước, bị chướng vùng bụng, có dấu hiệu đi ngoài, nước tiểu và phân có mùi tanh,…
Bạn nên cung cấp một chế độ ăn hợp lý, đầy đủ dưỡng chất, hợp vệ sinh. Ngoài ra, không nên cho Husky ăn đồ đông lạnh, đồ lên men, hết hạn sử dụng.
Bệnh cảm cúm
Đây là căn bệnh thường gặp ở Husky. Nguyên nhân là do thời tiết thay đổi đột ngột hoặc do bạn không biết cách tắm khiến nước lạnh ngấm vào trong cơ thể Husky.
Thời kỳ đầu phát bệnh, nước mũi sẽ có chất nhờn màu vàng, mắt ngấn đỏ, nhiệt độ cơ thể không đồng đều. Bốn chân lạnh nhưng tai và cổ lại nóng ran. Nếu bệnh trở nặng thì có thể kèm theo những cơn co giật.
Bạn nên sấy khô lông cho Husky ngay sau khi tắm rửa. Đặc biệt, giữ cho môi trường xung quanh luôn mát mẻ, ổn định nếu thời tiết đột ngột thay đổi.
Bệnh dại
Bệnh dại thường do virus dại (Rabies virus) gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong.
: Chó Shih Tzu – giống chó xuất hiện từ 10.000 năm trước Update 11/2024
Khi Husky mắc bệnh dại, chúng sẽ có những biểu hiện như: gầm gừ, sủa bất kỳ ai dù người lạ hay quen, vô cớ tấn công người hay động vật, hay chảy nước dãi, tâm trạng bất an,…
Để phòng tránh bệnh dại, bạn chỉ cần dắt Husky đi tiêm phòng dại định kỳ cho Husky khoảng 1 năm/lần.
Cách huấn luyện Husky
Huấn luyện là rất quan trọng để Siberian Husky tập trung vào việc phục vụ chu đáo con người. Những con chó này thích được gần gũi con người và thích có một công việc để làm, ngay cả khi nó chỉ là chạy bộ với bạn nhưng nhớ là hãy dùng vòng cổ dây dẫn cho chó nhé.
Dù có bận rộn, bạn nên dành thời gian từ 25 – 30 phút để huấn luyện Husky, giúp các bé vận động, giải phóng năng lượng. Bạn có thể tham khảo một số bài tập sau:
– Dẫn Husky đi dạo mỗi ngày
– Cho Husky chạy bền 5 – 6 km bằng cách chạy theo xe đạp của bạn
– Buộc dây kéo vào xe đạp hoặc lốp ô tô cho Husky kéo
– Cho Husky đi bơi nếu xung quanh nhà bạn có bể bơi, sông hồ,…
Bạn nên cho Husky luyện tập vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối, vào lúc nhiệt độ hạ thấp. Tránh cho Husky ra ngoài vào buổi trưa, lúc trời đang nắng gắt.
Sau mỗi lần tập, bạn cần cung cấp đủ nước cho Husky. Nếu Husky từ 6 tháng tuổi trở lên, bạn có thể tăng cường các bài tập cơ bắp cho chúng.
Lưu ý rằng, Husky không có khả năng chơi các trò ném – nhặt đồ hoặc đánh hơi tìm đồ như các loại chó khác. Bạn nên loại ra khỏi danh sách tập luyện cho Husky.
Chó Alaska con bao nhiêu tiền?
Muốn biết chó Alaska con giá bao nhiêu tiền thì dựa chủ yếu dựa vào nguồn gốc nhân giống: trong nước – nhập khẩu từ Thái Lan và châu Âu.
- Chó Alaska thuần chủng, sinh trong nước
- Giá dao động từ 9-13 triệu/ bé 2 tháng tuổi. Giá cụ thể hơn phụ thuộc chủ yếu vào màu sắc: Chó Alaska đen trắng là phổ biến nhất, giá khoảng 9-11 triệu. Alaska nâu đỏ được ưa chuộng nhất khoảng 11-13 triệu. Chó Alaska con màu phấn hồng và xám lại hiếm hơn nên giá cao hơn, giá khoảng 13-16 triệu/ bé.
- Đối với dòng Giant có kích thước lớn, được yêu thích thì có giá cao hơn, khoảng 16-19 triệu/ bé.
- Chó nhập khẩu từ Thái Lan: Giống chó này có nguồn gen chất lượng cao cho các trại nhân giống, nhưng không có giấy FCI, giá khoảng 16-20 triệu/ size standard, 20-27 triệu/ size giant.
Đối với giống có giấy FCI, giá khoảng 20-25 triệu/ size standard và 25-35 triệu/ size giant.
- Chó nhập khẩu từ châu Âu (chủ yếu từ Nga, Serbia) là dòng chó cao cấp, độ thuần chủng gần như tuyệt đối và là nguồn gen chất lượng cao. Mặc định các chó Alaska con đến từ đây mặc định là có full giấy FCI. Bé có gia phả bình thường thì giá từ 45-60 triệu khi về tới Việt Nam. Còn bé nào có gia phả “khủng”, thuộc dòng dõi vô địch thì giá từ 60-100 triệu tùy độ khủng của gia phả.
Trên đây là những thông tin đầy đủ về chó Alaska con. Hy vọng rằng với những thông tin trên, bạn sẽ yên tâm nuôi chó Alaska con mập mạp, dễ thương, luôn khỏe mạnh. Nếu còn thắc mắc gì cần được giải đáp về cách chăm sóc chó Alaska con, bạn có thể liên hệ với vaat.org.au để được hỗ trợ nhé.
: Chó Alaska – Chú cún khổng lồ với trái tim bé bỏng Update 11/2024