10 Thông Tin Thú Vị Về Chó Poodle Bạn Nên Biết Update 12/2024

Sở hữu vóc dáng “siêu đáng yêu”, chỉ số thông minh thứ 2 trên Thế giới và sự thân thiện đến kinh ngạc là những ưu điểm đang khiến chó Poodle trở thành loài khuyển cảnh được hàng ngàn người Việt “săn lùng”. Nếu bạn cũng đang có dự định rước một “em” Poodle về nuôi thì các thông tin toàn tập sau đây nhất định không nên bỏ qua.

Nguồn gốc chó Poodle

Chó Poodle là một giống chó ngoại nhập, tổ tiên của nó được phát hiện lần đầu tiên ở Tây Âu ít nhất là 400 năm trước, cụ thể tại một số nước như: Đức, Pháp, Anh,… Ban đầu chúng được coi là giống chó săn thủy cầm, phổ biến nhất là săn vịt, ngoài ra còn dùng để đánh hơi chim nước và nấm cục trong rừng. Về sau, khi phát hiện ra những ưu điểm của Poodle, người ta đã huấn luyện chúng trở thành những “diễn viên xiếc” đáng yêu và được nuôi như những người bạn trong gia đình và được “cưng chiều” hết mức.

Tất tần tật thông tin về chó Poodle - bách khoa về khuyển cảnh

Trước đây, Poodle còn có một số tên gọi khác như: Chien Canne, French Poodle, Caniche, Barbone, Pudle,… Trong đó, tên gọi Pudle – xuất phát tiếng Đức chính là nguồn gốc khiến loài thú cưng này có tên gọi Poodle như ngày nay bởi phát âm khá tương đồng nhau. Cũng bởi thế nên nhiều ý kiến cho rằng Poodle ngày nay chính là hậu duệ của các giống chó đã kể tên trên đây. 

Ngày nay, Poodle đã được lai tạo và du nhập ra nhiều nước trên Thế giới, một trong số đó có Việt Nam. Đồng thời, cũng tồn tại sự phân biệt giữa giống chó Poodle thuần với Poodle lai tạo.

: 10 Thông Tin Thú Vị Về Chó Poodle Bạn Nên Biết Update 12/2024

Ngoại hình chó Poodle

Sự đáng yêu và “vui mắt” là miêu tả ngắn gọn nhất về ngoại hình của loài chó Poodle dù chúng có kích cỡ như thế nào. Chính ngoại hình của chúng là yếu tố khiến chủ nuôi dễ dàng có cảm tình và lựa chọn khi muốn nuôi một loài thú cưng bên cạnh hoặc hiện diện trong gia đình của mình.

Ngoại hình chó Poodle

Kích thước:

Nhìn chung, Poodle là giống chó có tỷ lệ kích thước thuộc loại trung bình, dao động khoảng từ dưới 15cm đến trên 40cm chiều cao và cân nặng có thể đạt khoảng 20 – 30kg.

Bộ lông:

Lông chính là đặc điểm nổi bật của chó Poodle, chúng xoăn tít rất đặc trưng. Thú vị ở chỗ, lông của Poodle hầu như không rụng lông nên đây cũng là một trong những đặc điểm khiến nhiều người thích nuôi Poodle so với các giống chó khác, đặc biệt là những người bị dị ứng lông động vật hoặc ưa sự sạch sẽ.

Poodle có nhiều màu lông khác nhau  rất đa dạng, gồm: Xám, trắng, ghi, xanh, bạc, socola, đen, nâu đỏ,… đem lại cho bạn nhiều sự lựa chọn khác nhau tùy theo sở thích.

Đặc điểm các bộ phận:

– Tai: Chó Poodle có tai nằm gần đầu, phẳng và dài với lớp lông tai lượn sóng

– Chân: 4 chân cân đối với cơ thể, khá nhỏ nhắn, gọn gàng. Bắp đùi săn chắc tạo cho dáng đi sự nhẹ nhàng và luôn nhún nhảy

– Đuôi: Thường hướng lên cao, ngón chân hơi cong nhẹ, bạn chân hình oval và khá nhỏ

– Mông: tròn gọn, không xệ.

Tính cách chó Poodle

Poodle khá dễ tính, đáng yêu, thông minh và khá tinh nghịch. Điều này tạo nên cho loài khuyển cảnh này sự sinh động đặc biệt. Chúng vừa có dáng vẻ tôn quý, thanh tao, sang chảnh vừa nhắng nhít nghịch ngợm.

Đôi khi trong mắt người nuôi, một số chú Poodle lại có phần ham chơi và cả tin, thậm chí trở thành ngốc nghếch, đặc biệt khi tham gia các trò chơi với người chủ nuôi thân quen của mình.

Nhưng ở một số chú chó Poodle sự ngốc nghếch đó thực chất lại là do chúng cố tình tỏ ra như vậy để làm đẹp lòng chủ nuôi. Bởi vì, đại đa số Poodle thích gần gũi con người, thích chủ nhân vừa ý và vui vẻ nên chúng đôi khi thông minh xuất sắc đặc biệt để được khen ngợi, đôi khi lại ngờ nghệch để thể hiện sự đáng yêu của mình trong mắt con người.

Nuôi Poodle bạn sẽ khá mệt với chúng bởi độ “tăng động” với mức năng lượng vượt mức. Chúng rất thích vận động, thích chơi đùa, giao lưu và luyện tập nếu bạn muốn chúng vui vẻ thì hãy thường xuyên cho chúng đi dạo.

Chó Poodle là loài cực kỳ trung thành và luôn muốn làm hết sức để bảo vệ gia đình cũng như người chủ của mình. Nếu nuôi những chú Poodle kích thước lớn bạn hoàn  toàn có thể yên tâm về khả năng giữ nhà của chúng. Nếu bạn nuôi chúng từ nhỏ thì bạn chính là người chủ duy nhất và chúng sẽ chung thành tuyệt đối với bạn.

: Mèo cảnh Update 12/2024

Đặc biệt, với môi trường xung quanh, Poodle có khả năng thích nghi và hòa đồng khá cao. Chúng có thể “làm thân” với các động vật lạ khác không mấy khó khăn.

Với tính cách và trí thông minh trời phú, bạn sẽ dễ dàng huấn luyện, nuôi dạy cũng như “tâm sự” với chúng khi cần. Vì thế, chúng xứng đáng là một người bạn đường tin cậy.

Các loại chó Poodle

Kích cỡ là tiêu chí được dùng để Hiệp hội chó Hoa Kỳ (AKC) dùng để phân chia các giống chó Poodle, bao gồm:

Các loại chó Poodle
Các loại chó Poodle

Chó Standard Poodle:

Đây là giống chó Poodle khổng lồ do đạt kích thước thuộc loại lớn nhất khi trưởng thành. Chúng có thể đạt chiều cao tới 40 – 50cm, ước tính to ngang với chó Becgie Đức.

Chó Miniature Poodle:

Đây là giống chó Poodle chỉ nhỏ hơn sau Standard Poodle. Chiều cao mà Miniature Poodle có thể đạt tới là từ 25 – dưới 40cm.

Chó Toy Poodle:

Giống Poodle này có chiều cao đạt dưới 25cm, nặng khoảng dưới 4.5kg. Đây cũng là nhóm Poodle phổ biến hơn cả tại Việt Nam do kích thước phù hợp với điều kiện nuôi dưỡng và bởi ở kích thước này, sự đáng yêu của chúng là dễ mến nhất trong quan điểm của người Châu Á.

Trong nhóm này có 2 biến thể khác tạo thành 2 giống Poodle nhỏ hơn, có sức khỏe kém hơn, vòng đời ngắn hơn nhưng độ xinh xắn và đáng yêu thì thuộc Top đầu của loài Poodle. Hai giống này gồm:

Chó Tiny Poodle:

Chiều cao đạt khoảng từ 15 – 20cm và nặng từ 2 – 3kg khi trưởng thành

Chó Teacup Poodle:

Chiều cao đạt không quá 15cm và nặng khoảng 1 – 2kg khi trưởng thành. Chúng nhỏ tới mức có thể đặt vừa một tách trà cỡ trung bình. Đó là lý do khiến nó được gọi với tên Teacup Poodle.

Điều kiện sống và hoạt động của chó Poodle

Chó Poodle cũng được đánh giá là một trong các loài thú cưng dễ nuôi dù ở điều kiện môi trường nào, điều kiện sống ra sao. Poodle không kén cả thời tiết lẫn điều kiện vật chất và không gian sống. 

Chúng thích nghi được với nhiều kiểu thời tiết (chỉ cần không quá khắc nghiệt) hay sự thay đổi thời tiết trong thời gian ngắn. Chúng cũng không phân biệt được nuôi ở nông thôn hay thành thị, trong gia đình có điều kiện hay không có điều kiện. Không gian mà nó sống cũng không cần quá rộng rãi.

Điều quan trọng nhất chúng cần là một môi trường sống vui vẻ, thoải mái, được quan tâm, chăm sóc và được vận động thường xuyên, giao tiếp với bên ngoài để duy trì được sự năng động của bản thân.

Quan trọng là Poodle cũng không phải là loài kén ăn, chúng dễ ăn, không chê nhiều loại thực phẩm. Nhưng bởi vì một số giống Poodle có sức khỏe yếu, đặc biệt là đường ruột yếu nên khiến chúng có thể gặp phải các nguy cơ mắc bệnh nên cần được cân nhắc trong chế độ ăn cho Poodle.

Chó poodle giá bao nhiêu tiền? ( Bảng giá cho Poodle)

Chó poodle giá bao nhiêu tiền? ( Bảng giá cho Poodle)

Tại Việt Nam, có 3 giống chó Poodle được nuôi phổ biến hơn cả nên chúng tôi xin cung cấp đến bạn bảng giá của 3 giống này như sau:

LoàiMàu sắcGiống đựcGiống cái
Toy PoodleNâu đỏ7.000.000đ7.000.000đ
Kem7.000.000đ7.000.000đ
Trắng7.500.000đ7.500.000đ
Đen6.000.000đ6.000.000đ
Socola7.500.000đ7.500.000đ
Xám11.000.000đ11.000.000đ
Bò sữa8.000.000đ8.000.000đ
Tiny PoodleNâu đỏ8.000.000đ8.000.000đ
Kem8.000.000đ8.000.000đ
Trắng8.500.000đ8.500.000đ
Đen7.000.000đ7.000.000đ
Socola8.000.000đ8.000.000đ
Xám12.000.000đ12.000.000đ
Bò sữa9.000.000đ9.000.000đ
Teacup PoodleNâu đỏ10.500.000đ10.500.000đ
Kem11.000.000đ11.000.000đ
Trắng10.500.000đ10.500.000đ
Đen9.000.000đ9.000.000đ
Socola9.000.000đ9.000.000đ
Xám19.000.000đ19.000.000đ
Bò sữa11.000.000đ11.000.000đ

(* Bảng giá chỉ mang tính chất tham khảo, giá cụ thể có thể chênh lệch tùy địa chỉ)

Cách chăm sóc chó Poodle

: Bệnh viện thú cưng Update 12/2024

Việc chăm sóc Poodle không khó, thậm chí còn đơn giản hơn so với nhiều loài khuyển cảnh khác. Nhưng có những điều cần đặc biệt lưu ý để Poodle luôn duy trì được sức khỏe tốt nhất. Đặc biệt là khi bạn nuôi những chú Tiny Poodle hay Teacup Poodle.

Chế độ ăn, uống:

Chó có hệ tiêu hóa không thực sự tốt, nhất là những chú Poodle sinh non và thuộc giống Poodle nhỏ. Do đó, bạn cần chú ý đến chế độ ăn cho Poodle mặc dù chúng không kén ăn.

  • Ăn thực phẩm chế biến kỹ, không bị ôi thiu, không quá hạn sử dụng, không ăn lại thức ăn cũ đã để qua đêm không được bảo quản
  • Cho ăn theo độ tuổi với loại thực phẩm phù hợp. Khi Poodle còn nhỏ nên cho ăn thức ăn mềm như: Cháo, súp, sữa… Khi Poodle cứng cáp hơn nên bổ sung thêm nhiều dạng thực phẩm khác nhau như: Thịt, cá, rau củ,… Tránh cho Poodle ăn xương, thực phẩm quá cứng, nhọn,…
  • Các loại thực phẩm nên đa dạng và đổi bữa để Poodle thấy ngon miệng, có sức khỏe đảm bảo và bộ lông mượt mà, mềm mại.
  • Nước uống phải là nước đun sôi để nguội, luôn có sẵn trong ngay riêng và được thay mới thường xuyên.

Chế độ vận động:

Nên cho Poodle ra ngoài đi dạo 2 – 3 lần/tuần hoặc thường xuyên hơn tùy điều kiện của bạn. Cho chúng tham gia các trò chơi vận động, nhận diện để tiêu hao năng lượng, luyện tập các chi và duy trì trí thông minh vốn có. Cho phép chúng kết bạn và thường xuyên tâm sự với chúng để tạo sự gắn kết tình cảm.

Chế độ chăm sóc ngoại hình:

Chăm sóc ngoại hình cho Poodle cần chú ý đặc biệt đến chăm sóc bộ lông và duy trì thể trạng cân đối cho Poodle.

Cách vệ sinh lông cho chó Poodle

Lông của chó Poodle khá dày và xoăn nên cần chú ý chăm sóc thật kỹ lưỡng. Việc chăm sóc bao gồm:

Tắm rửa và chải lông thường xuyên: 

Lông của Poodle xoăn và dày nên rất dễ dính bụi và tích tụ chất bẩn. Vì thế, bạn cần tắm cho chúng thường xuyên, ít nhất khoảng 2 lần/tuần. Nên dùng các sản phẩm sữa tắm, dầu tắm để long được mềm và mượt hơn. Mùa đông nên tắm cho chúng bằng nước ấm và sấy khô để tránh cho Poodle bị cảm lạnh.

Lông Poodle xoăn khiến cho chúng dễ bị rối, dính và bết với nhau, đặc biệt khi dính bẩn và nước ẩm ướt. Vì thế,  thường xuyên chải lông bằng lực có gai mềm, đầu gai tròn để tránh cho lông bị rối và có được độ bông xù.

Cắt tỉa lông định kỳ:

Lông của chó Poodle khá tốt trong khi thân hình nhỏ nhắn nên nếu không cắt tỉa định kỳ, Poodle trông sẽ như cục bông di động. Đặc biệt, khi lông trên mắt dài sẽ che khuất tầm nhìn khiến chúng đi lại khó khăn. Tải lông 2 tháng/lần là tốt nhất hoặc khi nhận thấy lông dài ra thì đưa chúng đi spa để được “tân trang” lại bộ cánh/

Các bệnh chó Poodle thường gặp

Có một số bệnh lý mà chó Poodle thường mắc phải mà bạn cần chú ý, đặc biệt khi đó là giống Tiny Poodle và Teacup Poodle:

– Bệnh về hô hấp

– Bệnh về đường tiêu hóa

– Bệnh về da

– Bệnh giun

– Bệnh ho cũi

Đây là những bệnh phổ biến nhất mà Poodle dễ mắc phải. Điều quan trọng nhất để giúp chó Poodle phòng tránh được việc mắc bệnh đó là có phương thức giúp tăng cường sức đề kháng cho chúng. Một trong những biện pháp hữu hiệu đó chính là tiêm phòng định kỳ bằng mũi 5 trong 1 hoặc 7 trong 1, đồng thời tiến hành tẩy giun định kỳ.

: Chó Bị Viêm Phổi Phế Quản Nên Làm Gì? Cách Phòng Tránh Update 12/2024

Rate this post