: Miền bắc giá gà tăng mạnh Update 11/2024
Theo Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình, nếu ứng dụng tốt công nghệ cao vào hoạt động sản xuất, ngành Nông nghiệp Việt Nam có thể đạt doanh thu cao hơn cả nhà sản xuất iPhone, iPad (Apple).
“Làm nông” có thể giàu hơn sản xuất máy tính
Nhiều người lầm tưởng làm nông nghiệp không bao giờ có thể đạt được doanh thu, lợi nhuận cao như làm công nghiệp, dịch vụ. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng “chính vì chú trọng kinh tế nông nghiệp mà Việt Nam vẫn loay hoay ở nhóm các quốc gia đang phát triển”. Song ở góc nhìn của một chuyên gia kinh tế và CNTT, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty FPT Trương Gia Bình đã đưa ra dẫn chứng để chứng minh điều ngược lại.
>>> Xem thêm: Ngành công nghệ nông nghiệp thời 4.0
Ông Bình lấy ví dụ, tại Israel, ngành nông nghiệp đã phát triển cực thịnh nhờ ứng dụng CNTT. Tính riêng trong lĩnh vực trồng trọt, quốc gia có 2/3 diện tích lãnh thổ là sa mạc này đã tăng năng suất vượt trội nhờ ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt. Chất dinh dưỡng theo các ống dẫn nước tới từng gốc cây, gốc rau và được tưới bón nhỏ giọt tùy theo từng loại cây củ quả bởi một phần mềm điều khiển tự động sau khi đã nạp đủ thông tin về độ ẩm không khí, đất đai, tuổi và nhu cầu tăng trưởng của từng loại cây. Hệ thống này tự động đóng mở van khi độ ẩm của rễ cây đạt tới mức nhất định thông qua các cảm biến điện tử.
Nhờ ứng dụng CNTT, năng suất nông nghiệp của Israel rất cao: một hecta đất của Israel hiện đạt năng suất hơn 3 triệu bông hồng, hay hơn 500 tấn cà chua/vụ; một con bò của Israel cho tới 11 tấn sữa/năm – đây là những mức năng suất “trong mơ” của tất cả các quốc gia khác. Chỉ với 2,5% dân số làm nông nghiệp, Israel không những bảo đảm đủ nhu cầu lương thực mà còn xuất khẩu tới 3 tỉ USD nông sản/năm.
“Việt Nam đã và đang có nhiều sản phẩm nông nghiệp đem lại giá trị kinh tế lớn, chẳng hạn phấn hoa, nấm linh chi… chỉ một gói nhỏ sản phẩm cũng có giá hàng trăm đô la Mỹ. Nếu đem công nghệ cao áp dụng vào quy trình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam, doanh thu của ngành này đạt được có khi nhiều hơn cả sản xuất iPhone, iPad”, ông Bình nói.
Ông Bình còn dẫn lại lời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn cấp cao về CNTT-TT Việt Nam (ICT Summit) diễn ra mới đây, cho rằng Việt Nam không nhất thiết phải tiến dần theo công thức phát triển chung của kinh tế thế giới – từ nông nghiệp sang công nghiệp rồi sang dịch vụ, mà có thể đạt sự tăng trưởng kinh tế vượt trội khi dùng CNTT để phát triển nông nghiệp, bắt đầu bằng việc số hóa ngành nông nghiệp…Đẩy mạnh hỗ trợ thông tin cho nông dân
Số liệu của Tổng cục Thống kê ước tính cả nước có hơn 70% dân số sống ở nông thôn và 50% số lao động ở nông thôn làm nông nghiệp. Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT đã được tính đến như một phương thức hữu hiệu nhằm giúp nông dân tối đa hóa hiệu quả hoạt động nông nghiệp.
Trao đổi với phóng viên ICTNews, ông Nguyễn Viết Chiến, Giám đốc Trung tâm Tin học & Thống kê, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã đầu tư triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ cung cấp thông tin nông nghiệp, nông thôn cho nông dân qua nhiều kênh khác nhau, trong đó đáng chú ý nhất là Cổng thông tin điện tử của Bộ hoặc Tổng đài của Viettel. Người dân có thể gọi điện, nhắn tin đến tổng đài hoặc tra cứu trên Cổng thông tin điện tử để biết giá các mặt hàng nông sản hàng ngày, qua đó điều chỉnh kế hoạch sản xuất cũng như dự báo đầu ra hàng hóa; hoặc tìm hiểu kiến thức, kỹ thuật công nghệ cao, phòng chống dịch bệnh… để tăng năng suất, hiệu quả chăn nuôi, trồng trọt.
Nhằm nâng cao nhận thức cho nông dân về ứng dụng CNTT, Bộ NN&PTNT đã triển khai chương trình đào tạo trực tuyến, đưa hơn 100 giáo trình về nghề nông lên website của Bộ.
Tuy nhiên, nội dung số cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn là một bài toán để ngỏ. Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam đã nhiều lần khuyến nghị về việc nhiều chương trình đưa máy tính có kết nối Internet đã được triển khai gần như miễn phí về nông thôn, nhưng sau đó không ít người dân cảm thấy băn khoăn không biết máy tính được đưa về đó làm gì(?). Người dân chưa thực sự tìm thấy được những nội dung thiết thực cho mình.
Bài toán này chỉ có thể giải được khi cơ quan quản lý Nhà nước đứng ra tập hợp và có những chính sách hỗ trợ thiết thực cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet hợp tác chặt chẽ cùng với các Viện Nghiên cứu, trường Đại học, Hội, Hiệp hội liên quan… triển khai cung cấp thông tin hữu ích qua Internet cho người nông dân.
Mô hình của Nhật Bản
Nhằm tăng số lượng nông dân biết khai thác hiệu quả CNTT, Internet, tại Vĩnh Long, 1 dự án của tổ chức phi chính phủ Nhật Bản được triển khai theo phương thức chọn một số thanh thiếu niên có kỹ năng sử dụng máy tính, cung cấp cho điện thoại di động có chức năng chụp ảnh, dạy kỹ năng chụp ảnh và gửi thông tin. Sau đó, hàng ngày những thanh thiếu niên này sẽ theo dõi diễn biến thực tế hoạt động trồng lúa ở gia đình mình, từ khi làm đất tới khi thu hoạch. Thông tin về diễn biến phát triển của cây lúa được liên tục cập nhật cho các giáo sư bên Nhật, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, giáo sư của Nhật sẽ gửi lại thông tin để các thanh thiếu niên thông báo cho cha mẹ biết cách khắc phục (chẳng hạn trị sâu bệnh), qua đó nâng cao năng suất thu hoạch lúa. “Chúng tôi rất muốn mở rộng chương trình này tại Việt Nam, nhưng nếu mời giáo sư trong nước tham gia thì phải lo chuyện trả lương (giáo sư Nhật Bản đang tham gia dự án tại Vĩnh Long đều tự nguyện không yêu cầu trả lương), chúng tôi cũng đã mời JICA (Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản) tài trợ nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả”, ông Nguyễn Viết Chiến chia sẻ.