Tắc kè hoa là nguồn dược liệu quý hiếm trong y học, có giá trị kinh tế cao. Việc nuôi tắc kè tại hộ gia đình mang lại nhiều lợi ích, nhưng cần phải có cách nuôi đúng để thu được hiệu quả cao nhất. Hãy cùng tìm hiểu tắc kè hoa ăn gì và cách nuôi hiệu quả cùng Kinh Tế Nông Thôn nhé.
Tắc kè hoa là con gì?
Tắc kè (trong y học gọi là Đại Bích Hổ hay Cáp Giải), là động vật thuộc lớp bò sát. Môi trường sống của tắc kè phong phú và đa dạng, chúng có mặt ở hầu hết các nước nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở khu vực rừng núi…
Tắc kè thường sống trong những gốc cây, hốc đá, kẽ hở đất, đá, tường nhà. Tắc kè hoạt động mạnh vào những mùa ấm áp, còn vào thời kỳ lạnh giá chúng ẩn nấp trong tổ, nhịn ăn và ngủ đông.
Hiện nay, tắc kè dùng để ngâm rượu, làm thuốc chữa bệnh, và có thể chế biến thành các món ăn đặc sản rất ngon và bổ dưỡng. Tắc kè là loại dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Theo y học cổ truyền, tắc kè là vị thuốc bổ có tác dụng làm giảm mệt mỏi, suy nhược cơ thể, chữa nhiều chứng ho khó trị, ho ra máu, hen suyễn; đái rắt, đái són, đau xương; có tác dụng tráng dương bổ thận… Trong các bài thuốc Nam, tắc kè được dùng ngâm rượu hoặc sấy khô tán thành bột để uống.
: Nuôi cá La Hán tại nhà một cách dễ dàng Update 11/2024
Nghiên cứu cho thấy thân và đặc biệt là đuôi tắc kè có chứa rất nhiều axit amin và các chất béo có tác dụng kích thích hoạt động của hệ thần kinh và tăng cường sức khỏe cho con người. Nhờ giá trị làm dược liệu, thực phẩm, sinh vật cảnh, tắc kè là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao sang các thị trường trên thế giới, hiện tắc kè đã được nhân nuôi ở một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan…
Ở Việt Nam, hiện nay tắc kè chỉ được nhân nuôi tự phát ở một số địa phương và nguồn giống chủ yếu được người dân bẫy bắt trong tự nhiên, các tài liệu khoa học cung cấp kiến thức về đặc điểm sinh học, tập tính và kỹ thuật chăn nuôi còn rất hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu về các sản phẩm liên quan tới tắc kè tại các khu vực Đông Á, Tây Âu, Bắc Mỹ… đang rất cao. Theo tính toán, tiềm năng xuất khẩu tắc kè có thể lên đến hàng triệu con mỗi năm. Vì vậy, chăn nuôi tắc kè không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần hạn chế suy giảm tắc kè ngoài tự nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.
Để nuôi tắc kè đạt năng năng suất, chất lượng tốt bà con cần nắm vững một số đặc điểm môi trường sống, đặc tính sinh học, sinh trưởng của tắc kè làm cơ sở cho việc áp dụng kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng một cách thích hợp.
Cách nuôi tắc kè hoa
Làm chuồng nuôi tắc kè
Căn cứ vào tập tính sinh hoạt, đặc biệt là tập tính thích sống ở một hang hốc trên thân cây và tập tính thích ở cố định, không ưa di chuyển đến nơi ở khác, nên ta có thể thiết kế chuồng nuôi theo cách sau đây:
- Bọng tổ nuôi tắc kè được chế tạo mô phỏng theo nơi thường ở của nó trong tự nhiên. Bọng tổ là một khúc thân cây rỗng ruột hoặc đục cho rỗng ruột, dài khoảng 1,2-1,5m; đường kinh 20- 25cm, có đục cửa thông hơi và cửa cho tắc kè ra vào.
- Mùa hè: Đóng đinh, căng vải mỏng tối màu (màu xanh lá cây) cao khoảng 50 – 60cm chạy theo chiều ngang phía trên cao cách tường 3cm tạo độ tối đảm bảo cho tập tính ưa bóng tối của chúng mặt khác những tấm vải này cũng rất hữu ích trong việc giữ ẩm và mát mẻ cho chúng vào những ngày thời tiết nóng nực hoặc hanh khô.
- Mùa đông: Treo, đặt chăn ấm, quần áo ấm vào bên trong chuồng hoặc cho vào thùng catton hoặc thùng xốp. Quây kín toàn bộ phía bên ngoài chuồng nuôi bằng bạt để giữ ấm cho chúng.
: Top 4 những giống chó to nhất thế giới Update 11/2024
Sau đó chúng ta chọn những con tắc kè khỏe mạnh gần đến độ tuổi sinh sản thả vào chuồng để nuôi. Tỉ lệ ghép giống: 1 con đực với 2 con cái.
Kỹ thuật nuôi tắc kè
- Đối với tắc kè bố mẹ: Bên trong chuồng cho thêm nhiều ống tre nứa hoặc hộc gỗ loại to, dài khoảng 25cm cho chúng đẻ trứng. Mật độ: 20 con /1m2 nền.
- Đối với tắc kè con: Chỉ cần cho hộp xốp, hộp bìa, quần áo, chăn mền cũ, thân cây to là được. Mật độ: 30 con /1m2 nền.
- Gác máng nhựa hoặc đặt các khay nước vào trong chuồng cho tắc kè uống nước, lưu ý máng nước hoặc khay nước phải đặt ở trên cao.
- Khi nuôi trong chuồng, tắc kè bố mẹ cần được tách riêng để giúp cho việc sinh sản quanh năm, trứng chuyển riêng sang chuồng khác để tránh tắc kè bố mẹ ăn trứng. Ngoài ra tắc kè nhỏ ăn mồi nhỏ hơn, nên khi nuôi riêng chuồng sẽ giúp người nuôi dễ dàng xác định và phân bổ định lượng thức ăn cho phù hợp. Việc này cũng giúp tránh xảy ra cạnh tranh thức ăn giữa tắc kè lớn và tắc kè non, giúp đàn tắc kè của bạn phát triển tốt nhất và nhanh thu thương phẩm.
- Tắc kè là loài “ngủ ngày, cày đêm”, đêm xuống mới bắt đầu ra khỏi tổ đi kiếm mồi. Vì vậy khi chăn nuôi chúng ta phải chọn thời điểm thích hợp nhất để có thể cho cả đàn ăn cùng một lúc, tạo sự phân chia thức ăn được đồng đều, tránh tình trạng con ăn no con ăn đói sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của tắc kè.
- Khi tất cả các con tắc kè ra khỏi tổ là thời điểm thích hợp nhất để thả mồi vào chuồng cho chúng ăn. Sau khi cho ăn phải đảm bào dọn dẹp chuồng trại sạch sẽ nếu không con mồi (côn trùng nhỏ) sẽ chạy lung tung, dễ làm lây vi khuẩn từ phân của tắc kè.
Tắc kè hoa ăn gì?
Thức ăn của tắc kè hoa là các loại côn trùng còn sống như: dế mèn, gián, châu chấu, sâu, mối, nhện… hoặc thằn lằn loại nhỏ, chúng có thể ăn thêm cá biển, tôm nõn khô…
Chúng ta nên thiết kế các bữa ăn đa dạng chủng loại để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho tắc kè
: Thức ăn nuôi cá rồng bạn nên chuẩn bị ra sao? Update 11/2024