Tìm hiểu cách phòng trị một số bệnh trên cây sung Update 01/2025

: Kỹ thuật trồng nấm hương trên gỗ Update 01/2025

Các bệnh thường gặp trên cây sung dễ dàng được nhận biết nếu người trồng chịu khó quan sát cây thường xuyên. Các dấu hiệu biểu hiện qua màu sắc lá, quả và thân cây. Hãy theo dõi bài viết sau để nhận biết bệnh và tìm cách khắc phục nhé mọi người.

1. Lá sung bị vàng

Có  nguyên nhân khiến lá sung bị vàng. Các bạn cần quan sát cây hàng ngày để phát hiện ra lý do và tìm cách khắc phục phù hợp.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sung mỹ

Tìm hiểu cách phòng trị một số bệnh trên cây sung

Lá sung bị vàng do thiếu nước

Nếu lá sung đổi vàng và héo do bạn tưới quá ít nước cho cây thì cần bổ sung thêm lượng nước đều đặn. Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ tưới cây sung một tuần một lần bằng vòi xịt. Nếu trời nóng và quá hanh khô thì gia tăng lên 2-3 lần/tuần nhé.

Chú ý lượng nước tưới cho cây vừa phải, tưới nước sạch ở nhiệt độ thường, không tưới nước quá nóng hoặc nước lạnh. Đặc biệt, khi cây đang ở ngoài nắng hoặc nhiệt độ đất trong chậu khá cao, không nên tưới nước ngay vì dễ gây úng rễ.

Lá sung bị vàng do thừa nước

Đất trồng cây sung không tơi, xốp; chậu trồng không có lỗ thoát nước ở đáy hoặc tưới nước quá nhiều khiến đất không thoát kịp là những lý do khiến chậu cây sung thừa nước và vàng úng lá.

Để giải quyết, bạn cần thực hiện đúng như sau:

  • Trồng cây trong hỗn hợp đất dinh dưỡng + tro trấu + mùn cưa + xơ dừa
  • Chọn chậu có lỗ thoát nước ở dưới đáy
  • Tưới lượng nước vừa phải, mùa mưa nên hạn chế tưới nước cho cây.

2. Lá sung bị những vòng tròn khảm

Theo nhiều nghiên cứu, một số loài ve có thể gây nên loại vi-rút ARN sợi đơn hình khảm trên cây sung. Biểu hiện là lá sung có hoa văn khảm lốm đốm màu lục nhạt đến vàng hình hơi tròn. Lá có thể biến dạng hoặc hoại tử thành màu nâu, đen và hư rụng. Trái sung cũng có thể xuất hiện dấu hiệu bệnh khảm, tạo thành những vòng tròn nhỏ đổi màu, dẫn đến rụng sớm hơn.

Đây là một bệnh nghiêm trọng trong các bệnh thường gặp trên cây sung. Vào mùa hè, khi nhiệt độ lên cao tác động lên vi-rút khiến triệu chứng bệnh diễn ra nhanh hơn và nhiều hơn. Bệnh cũng lây lan từ lá này sang lá khác, từ cây này sang cây khác.

Do đó, để hạn chế bệnh lây lan, không chỉ phải xịt thuốc đuổi ve, mà còn cần loại bỏ bất kỳ cây nào bị bệnh. Đồng thời, nên cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cây được khỏe mạnh để chống chịu bệnh.

3. Cây sung bị côn trùng tấn công

Cây sung bị côn trùng tấn công có thể phát hiện qua dấu hiệu xuất hiện những đốm nhỏ màu vàng ô liu hơi mềm trên bề mặt quả. Hoặc lá cây đổi màu thành từng đốm nâu, đen. Thường thì nguyên nhân gây ra nấm là do ruồi, bọ trĩ hoặc bọ cánh cứng. Do đó, khắc phục bệnh này bằng cách phun xịt trừ bọ, giảm bụi cây xung quanh. Đồng thời, nên hái quả sung trước khi quả chín, tỉa lá hoặc chồi bị nhiễm bệnh.

Bên cạnh đó, không khí có độ ẩm cao hoặc trời mưa kéo dài cũng dễ khiến cây nhiễm nấm, lá bám một lớp nâu trắng, úng lá và rụng lá. Thậm chí thân cây cũng bị ảnh hưởng. Do đó, nếu trời mưa thì bạn nhớ chong thêm đèn cho khô cây, và ủ rơm trên mặt đất để hạn chế độ ẩm nhé.

Ngoài ra, cây sung cũng dễ bị kiến, rệp trắng bám trên lá, thân, quả. Người trồng nên quan sát cây mỗi ngày, dùng dụng cụ làm vườn bắt côn trùng, hoặc sử dụng thuốc xịt thích hợp mua ở các nhà vườn để trừ khử chúng.

Mặt khác, quả sung khi chín khá ngon ngọt nên dễ bị bọ hoặc chim ăn. Các bạn nhớ thu hoạch sung đúng lúc và dùng bọc bảo vệ quả sung trên cành để tránh tình trạng sung rụng, sung tổn thương.

Rate this post