Tìm hiểu chó Poodle salo và hướng chăm sóc đúng cách Update 11/2024

Tìm hiểu chó Poodle salo và hướng chăm sóc đúng cách
Tìm hiểu chó Poodle salo và hướng chăm sóc đúng cách

Trong vòng đời của vật nuôi, việc chó Poodle salo là hết sức bình thường và là quy luật sinh lý tự nhiên. Chúng ta khi nuôi khuyển cảnh là Poodle nên tìm hiểu và chú ý để biết cách chăm sóc chúng trong giai đoạn này được tốt nhất.

Xem thêm:

: Tìm hiểu chó Poodle salo và hướng chăm sóc đúng cách Update 11/2024

+ Điều trị bệnh viêm phế quản ở chó

+ Cách nhận biết bệnh parvo ở chó

Tìm hiểu chó Poodle salo và hướng chăm sóc đúng cách
Tìm hiểu chó Poodle salo và hướng chăm sóc đúng cách

1. Chó Poodle salo là gì

Chó Poodle salo là cụm từ dùng để chỉ thời kỳ động dục của giống chó Poodle. 

Đây là giai đoạn sinh sản mà chó Poodle sẽ trải qua khi chưa triệt sản. Ở giai đoạn này, trứng của con cái sẽ chín giúp chó có khả năng sinh sản và mang thai chó con.

Vì vậy, ở giai đoạn này, ở cơ thể Poodle cái sẽ có những thay đổi nhất định và có một số khác thường trong hành vi cũng như thói quen sinh hoạt cũng như tính nết.

Chu kỳ salo của chó poodle này sẽ diễn ra lần đầu tiên khi Poodle cái bước vào giai đoạn dậy thì, tức là khi chó được khoảng  6 – 24 tháng tuổi. Sau đó cứ mỗi 6 tháng lại lặp lại một lần nếu chó cái chưa mang thai. Chu kỳ salo của chó poodle này có thể dài hoặc ngắn hơn đôi chút tùy thuộc vào từng chú khuyển cảnh. Và thời gian động dục có thể kéo dài khoảng từ 3 – 4 tuần thì kết thúc.

Đó là những thông tin cơ bản nhất có thể giúp bạn hiểu chó Poodle salo là gì một cách cơ bản và khái quát nhất.

2. Dấu hiệu nhận biết chó Poodle salo

Chúng ta có thể nhận biết thời kỳ chó Poodle salo thông qua các dấu hiệu về mặt sinh lý và hành vi của con cái và con đực. 

2.1 Những dấu hiệu cụ thể của Poodle cái như sau:

Những dấu hiệu cụ thể của Poodle cái
Những dấu hiệu cụ thể của Poodle cái

– Quan sát âm hộ của vật nuôi:

Phần âm hộ của Poodle nằm ở phía dưới hậu môn, khá dễ quan sát. Khi chuẩn bị bước vào giai đoạn động dục, phần âm hộ này sẽ bắt đầu sưng nhẹ. Vào thời điểm động dục, độ nở của âm hộ sẽ tương đối lớn, có thể gấp 3 lần so với bình thường và chuyển từ màu tái sang màu đỏ.

: Top 8 giống chó lông xoăn nhìn cực yêu Update 11/2024

– Quan sát chu kỳ “kinh nguyệt” ở vật nuôi:

Khi sắp bước vào giai đoạn động dục, vật nuôi cũng sẽ bắt đầu có những dấu hiệu của chu kỳ “kinh nguyệt”. Đó chính là biểu hiện có xuất huyết âm hộ trong khoảng từ 7 – 14 ngày đầu tiên. Ban đầu mức độ chảy máu chỉ dạng giọt rải rác. Thông thường chúng sẽ tự liếm sạch và chúng ta khó nhận biết. Chỉ đến khi mức độ rải rác máu nhiều hơn và khi chúng không để ý thì chúng ta sẽ nhận thấy trên sàn hoặc ở vị trí ổ nằm của chúng.

Khi bước hẳn vào giai đoạn động dục thì thường lượng máu này sẽ giảm khá nhiều, màu dịch chuyển sang nâu, thậm chí có thể tạm ngưng xuất huyết. Và thời điểm mà nó ngừng xuất huyết lại chính là thời điểm rụng trứng và cũng là thời điểm vàng để đậu thai cao mà bạn nên chú ý nếu có dự định nhân phối giống cho vật nuôi.

Sau đó đến khoảng ngày thứ 14 đến ngày 21 của chu kỳ động dục, kinh nguyệt sẽ có thể trở lại và từ từ giảm cho tới khi dứt hẳn.

– Vật nuôi hay tự liêm mình liên tục: 

Từ trước khi bước vào giai đoạn động dục, vật nuôi sẽ tự nhiên hình thành thói quen tự liếm âm hộ của mình do lượng dịch tiết ẩm ướt kèm theo hiện tượng kinh nguyệt.

– Vật nuôi có hành vi cư xử bất thường:

Khi bắt đầu động dục, Poodle cái thường tỏ ra khá căng thẳng, dễ kích động và nhạy cảm hơn hẳn so với bình thường. Chúng thường sủa nhiều hơn, trở nên hung hăng hơn khiến người lạ không thể tới gần.

– Vật nuôi có xu hướng gia tăng hành vi ghép đôi:

Đó là khi vật nuôi bắt đầu chủ động cưỡi lên mình chó đực, thậm chí là quấn quýt bên chân của bạn. Chúng cũng tỏ ra dễ gần hơn với các chú chó đực quen thuộc.

– Đuôi thường xuyên trong trạng thái “phất cờ”:

Đây là cách con cái cố gắng để lộ phần âm hộ để việc giao phối ngẫu nhiên được diễn ra một cách dễ dàng hơn. Chúng sẽ thường cong đuôi lên trên hoặc sang một bên theo quán tính của thời kỳ động dục.

2.2 Những dấu hiệu chó Poodle salo ở giống đực gồm:

– Chúng thường trở nên hung hăng khác thường, đặc biệt là với những chú chó đực khác nếu xung quanh đó đang có một “cô” chó cái khác trong thời kỳ động dục. Lúc này bản năng của con đực chính là cố gắng chứng tỏ mình để được lựa chọn giao phối với con cái.

: Chó ngao Tây Tạng – “Chúa tể thảo nguyên” đắt giá bậc nhất Update 11/2024

– Chó đực thường dễ cáu gắt và rên rỉ khi không được gần chó cái trong giai đoạn động dục mà bình thường chúng không hành động như vậy.

– Nếu chúng được gần gũi một cô chó cái đang trong giai đoạn động dục thì chó đực thường có hành động ngửi và liếm âm hộ của chó cái.

3. Cách chăm sóc khi chó Poodle salo

Khi chó Poodle salo thì chúng cần ở chúng ta một chế độ chăm sóc đặc biệt hơn, quan tâm hơn. Theo đó, bạn có thể thực hiện chế độ chăm sóc sau đây:

– Ghi chép lại tình trạng sức khỏe của Poodle trong giai đoạn động dục

– Chú ý đến vấn đề vệ sinh của vật nuôi khi chúng đang ở thời kỳ “kinh nguyệt”, tuy nhiên, nên hạn chế tắm khi vật nuôi đang xuất huyết

– Giữ vệ sinh ổ nằm cho vật nuôi

– Giữ ấm cho vật nuôi

– Tránh cho chúng tiếp xúc với  môi trường ô nhiễm

– Nếu có hoặc không có kế hoạch cho Poodle giao phối thì nên chuẩn bị trước phương án phù hợp.

Với sự chăm sóc tốt nhất, giai đoạn chó Poodle salo sẽ không còn là vấn đề quá lớn đối với chủ nuôi cũng như vật nuôi.

Xem thêm:

: Tìm hiểu chó Poodle salo và hướng chăm sóc đúng cách Update 11/2024

+ Kinh nghiệm chăm sóc chó poodle mới sinh

+ Chia sẻ với bạn cách chăm sóc sau khi chó poodle đẻ con

: Chó Poodle có bị dại không, nhận biết và chữa trị như thế nào? Update 11/2024

Rate this post