Chó Pitbull được gọi là chúa tể của những dòng chó chiến. Bởi giống chó hung hăng có sức mạnh vượt trội giúp đánh bại mọi kẻ thù. Bạn có thể dễ dàng nhận diện được chó Pitbull thuần chủng với những đặc điểm đặc trưng bên trên cơ thể của mình. Hiện tại chó Pitbull được nuôi khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng biết cách nuôi chó đúng kỹ thuật để vật nuôi luôn được khỏe mạnh. Đó là lý do vì sao hôm nay tôi sẽ chia sẻ cho bạn những đặc điểm nhận dạng và cách chăm sóc chó Pitbull chi tiết nhất.
Nguồn gốc của chó Pitbull
Chó Pitbull là giống chó được lai tạo giữa chó Bulldog và chó Terrier. Dòng chó chiến bắt đầu được nhân giống một cách rộng rãi tại Hoa Kỳ Kể từ đầu thế kỉ 19. Vào thời điểm đó, việc nhân giống chó được thực hiện chỉ với mục đích là tạo ra dòng chó chiến mạnh mẽ phục vụ cho chiến tranh. Hoặc phục vụ cho những trận chiến sống còn với bò tót và gấu lớn để mua vui cho mọi người. Có lẽ đây là lý do vì sao chó Pitbull được xếp vào danh sách những chú chó chiến nguy hiểm nhất thế giới.
: Tìm hiểu nguồn gốc đặc điểm và cách chăm sóc chó Pitbull Update 12/2024
Đặc điểm đặc trưng của chó Pitbull
Không giống như những dòng chó săn, chó chiến Pitbull có đặc điểm ngoại hình vô cùng khác biệt. Dưới đây là những điểm đặc trưng bạn luôn luôn nhìn thấy ở một chú chó Pitbull thuần chủng:
1. Chiều cao và cân nặng của chó Pitbull
Nếu đem so sánh với những dòng chó chiến khác, chó Pitbull có thân hình chỉ thuộc dạng tầm trung. Chúng được xếp vào hàng vừa và nhỏ với chiều cao và cân nặng không quá vượt trội ở độ tuổi trưởng thành.
Chi tiết hơn, chiều cao của những chú chó Pitbull trưởng thành thường chỉ dao động trong vòng 45 đến 60cm. Trong khi đó cân nặng của chúng cũng chỉ nằm trong khoảng 18 đến 32kg. So với những chú chó Rottweiler, cân nặng và chiều cao của chó Pitbull chỉ bằng 1/2.
2. Hình thể của chó Pitbull
Mặc dù không sở hữu kích thước và cân nặng lý tưởng, nhưng đổi lại chó Pitbull có thân hình vô cùng săn chắc. Nhiều người nuôi cho biết, họ cảm thấy vô cùng ấn tượng với cơ bắp cuồn cuộn mà dòng chó này sở hữu. Nhưng mọi người càng ấn tượng hơn khi trông thấy hệ khung xương vững chải tạo nên sự dũng mãnh chó chú chó chiến Pitbull.
Xét về cấu tạo hông – ngực, phần hông và cơ ngực của chó Pitbull cực kỳ nở nang. Nhưng chiếc bụng của loài chó này lại có chỗ hóp sâu nên nhìn khá thon. Trong khi 2 chân chó phía trước ngắn và thẳng, thì hai chân chó phía sau lại có độ cong nhẹ và cơ đùi săn chắc. Đặc điểm này giúp cho những bước đi của thú nuôi trở nên thanh thoát hơn và uyển chuyển hơn rất nhiều.
3. Đuôi của chó Pitbull
Có thể nói chó Pitbull là một trong những loài chó có bộ đuôi cực kỳ độc đáo. Đó là chiếc đuôi nhỏ ngắn và có độ dựng đứng lý tưởng. Đôi khi đuôi chó Pitbull sẽ được cuộn tròn và nằm gọn ngay bên trên chiếc lưng của mình. Cấu tạo đuôi chó đem đến sự đáng yêu hiếm thấy cho dòng chó chiến.
4. Đầu và mặt chó Pitbull
: Chó poodle 2 tháng tuổi uống sữa gì? Update 12/2024
Không mang gương mặt thân thiện, khuôn mặt của chó Pitbull lại tạo ra sức ép cho đối phương bởi vẻ lầm lì trông vô cùng hung dữ. Đôi mắt của chúng lúc nào cũng đỏ ngầu và hơi dựng ngược lên trên như muốn ăn tươi nuốt sống kẻ thù. Trong khi đó, đôi tai chó hình tam giác dựng đứng càng làm tăng thêm vẻ dữ tợn cho dòng chó chiến dũng mãnh.
Nếu nhìn một cách chi tiết hơn, vầng trán và gò má của chó Pitbull có phần hơi gồ ghề, khúc khủy. Chiếc mõm của chúng lại khá dài và có phần chảy xệ xuống phía dưới. Nhưng hai bên mép lại hơi xếch lên trên làm lộ ra hàm răng nhọn và chiếc lưỡi đỏ ửng.
Có một điểm thú vị nữa là chó Pitbull rất hay cau mày. Một điểm đặc biệt khiến cho mọi người cảm thấy khiếp sợ mỗi lúc nhìn trực diện chó Pitbull. Trong những trận chiến đó sẽ trở thành một lợi thế.
5. Đặc điểm đôi hàm và lực cắn của chó Pitbull
Không chỉ sợ hữu cơ bắp cuồn cuộn trên cơ thể, bộ hàm của chó Pitbull cũng cực kỳ săn chắc. Răng của chó Pitbull mọc đều đặn trên đôi hàm và có độ sắc bén chết người. Một khi chó pitbull cắn phải vật gì đó, chúng sẽ ngấu nghiến và nghiền nát đến khi nào con mồi chết mới buông tha. Cùng với lực cắn 250pounds/inch, răng chó Pitbull có thể tạo ra những vết thương có độ rộng và độ sâu rất đáng sợ.
Vì vậy để hạn chế những tai nạn ngoài ý muốn có thể xảy ra, mọi người nên đeo mõm vào cho chó khi dẫn chúng ra ngoài. Việc làm này cực kỳ cần thiết để bạn tránh mang đến thương tật vĩnh viễn cho những người xung quanh.
6. Lông chó Pitbull
Tương tự như những chú chó Rottweiler, lông chó Pitbull thường khá ngắn. Bộ lông ôm sát cơ thể khi sờ vào sẽ có cảm giác cứng cáp. Nhưng bù lại lông chó Pitbull có màu sắc khá đa dạng. Bạn có thể thoải mái lựa chọn cho mình những chú chó Pitbull có lông màu đen, nâu, xám, nâu đỏ, trắng xám hoặc trắng đen,…
7. Tính cách của chó Pitbull
- Thông minh và trung thành là 2 tính cách đặc trưng của giống chó Pitbull mà chúng ta không cần phải bàn cãi. Chính điều này đã giúp cho những chú chó chiến rất dễ huấn luyện và dễ dàng làm theo yêu cầu của chủ nhân. Nhưng nếu như không cẩn thận, bạn vẫn có thể bị thú nuôi tấn công ngược trong quá trình luyện tập.
- Đúng với tên gọi của mình, hiếu chiến là đặc tính cơ bản không thể thiếu ở dòng chó Pitbull. Khi đứng trước đối thủ của mình, chúng sẽ trở nên cuồng điên, bất cần và xông vào một cuộc chiến đẫm máu bất chấp kết quả. Đây có lẽ là lý do giúp cho chó Pitbull rất ít khi bị bại trận.
- Mặc dù khá hiếu chiến nhưng chó Pitbull cũng có đôi lúc rất hiền hòa và thân thiện. Đặc biệt là những chú chó được lớn lên trong sự dạy dỗ của con người. Chúng sẽ vô cùng mến khách và rất hiếm khi tấn công đối phương. Chó Pitbull chỉ trở nên hung dữ khi bị chọc tức hoặc cảm nhận được sự nguy hiểm từ người đối diện.
Phân loại chó Pitbull
Tương tự như nhiều giống chó khác, chó Pitbull cũng có chủng loại khá đa dạng. Dựa trên nguồn gốc và đặc điểm của cơ thể, dòng chó chiến được phân loại như sau:
1. American Pitbull Terrier hay chó sục Pitbull Mỹ
Những chú chó sục Pitbull Mỹ có thân hình cân đối và mang đậm tính thể thao. Loài chó này có thể phát triển chiều cao tối đa lên đến 53 cm và cân nặng đạt đến 30kg. Dựa vào màu sắc của chiếc mũi, mà chó Pitbull Mỹ được chia ra làm chó mũi xanh và chó mũi đỏ.
2. American Staffordshire Terrier
American Staffordshire Terrier có cấu trúc cơ thể nhỏ hơn so với chó Pitbull Mỹ. Nhưng về cân nặng, vật nuôi lại có sự vượt trội hơn khi có thể đạt đến 40kg và chiều cao nằm trong khoảng 43 đến 48cm. Nhưng bạn chỉ có mỗi phân biệt giống chó American Staffordshire Terrier khi chúng đến giai đoạn trưởng thành.
3. Staffordshire Bull Terrier
: Cảnh Giác Với Chó Bị Chảy Máu Mũi, Cách Phòng Ngừa Và Điều Trị Hiệu Quả Update 12/2024
Staffordshire Bull Terrier là giống chó có nguồn gốc từ vùng Staffordshire của Anh. Dòng chó chiến có kích thước và cân nặng nhỏ hơn so với chó American Staffordshire Terrier. Theo đó trọng lượng tối đa mà chó American Staffordshire Terrier đạt được là 25kg và chiều cao tương ứng là 40 đến 45cm.
4. American Bully
Được lai tạo từ chó Bulldog của Mỹ và chó Pitbull, chó American Bully có cơ bắp to hơn và chắc hơn so với các giống chó thông thường. Thú nuôi có xu hướng phát triển mạnh mẽ về chiều ngang và sở hữu chiều cao vượt trội trên 50cm. Nhưng cân nặng của chó American Bully lại nằm ở mức trung bình khi dao động từ 25 đến 35kg.
Cách nuôi chó Pitbull
Do có cấu tạo cơ thể đặc biệt nên những chú chó Pitbull cũng cần được nuôi theo cách đặc biệt. Ngay sau đây tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách nuôi chó Pitbull đúng kỹ thuật tại nhà:
Chó Pitbull ăn gì?
Vì chó Pitbull có thói quen vận động mạnh, nên mọi người cần bổ sung các loại thực phẩm có chứa hàm lượng đạm lớn. Mỗi bữa ăn bạn có thể thêm từ 1 đến 2 kg thịt bò để cung cấp dinh dưỡng cho thú nuôi. Mọi người cũng có thể dùng 12 chiếc cổ gà chia làm hai bữa ăn chính để thay thế cho thịt bò, nếu muốn tiết kiệm chi phí.
Thêm một lưu ý nữa là người nuôi cần bổ sung thêm các dưỡng chất khác cho chó Pitbull. Muốn vậy bạn nên cho chó ăn nội tạng động vật, vịt lộn, thịt lợn và các loại rau củ quả, tôm, cua.
Cách chăm sóc lông chó Pitbull
Để đảm bảo vấn đề vệ sinh cho chó Pitbull, mọi người nên thường xuyên tắm gội cho thú cưng. Đối với những chú chó thường xuyên vận động ngoài trời, bạn nên tắm chó mỗi tuần hoặc ít nhất là từ 1 đến 2 tuần. Nhưng nếu chó Pitbull được nuôi trong nhà, bạn có thể tắm chó sau 1 tháng.
Cách huấn luyện chó Pitbull
- Cách huấn luyện Pitbull không được lại gần người lạ khi chưa nhận được sự cho phép: Bạn hãy lặp đi lặp lại những động tác được phép và không được phép để chó Pitbull nhận biết khi nào mình được phép đến gần người lạ hoặc không.
- Cách huấn luyện chó Pitbull ngồi, nằm và bắp tay theo ý muốn: Bạn hãy tạo cho thú nuôi phản xạ có điều kiện bằng cách cho mồi dẫn dụ để chúng thực hiện các động tác ngồi, nằm và bắt tay.
- Cách huấn luyện chó Pitbull đi theo chủ: Trong trường hợp này bạn có thể dùng chính mùi hương của cơ thể để giúp thú nuôi nhận biết chủ nhân và đi theo mình mỗi khi ra ngoài.
Ngoài ra để nâng cao thể lực cho dòng chó chiến, người nuôi nên cho chó tập chạy bền, tập kéo lốp xe, đi bơi, tập tạ hoặc tập nhảy cao. Một số bài tập dùng răng kéo xe, đu mình bằng hàm hoặc cho cắn thân cây cũng là lựa chọn khá lý tưởng.
Hi vọng rằng cùng với các thông tin chi tiết về đặc điểm phân loại, cách chăm sóc và huấn luyện chó Pitbull, mọi người sẽ dễ dàng có được một người lính trung thành. Đây cũng chính là người gác đền giúp bạn bảo vệ ngôi nhà thân yêu.
Xem thêm:
: Chó Bull Anh – Kinh nghiệm chọn mua và nuôi chó bull Anh đúng cách Update 12/2024
- Chó Beagle – Chú cún săn thỏ với chiếc mũi siêu thính
- Chó Labrador Retriever – Chú cún tha môi thông minh, thân thiện và siêu dễ thương
- Chó phốc sóc – chú chó siêu quậy, đáng yêu