Chó Border Collie mang tính cách thân thiện và gần gũi với con người. Vì vậy không có gì khó hiểu khi chúng trở thành vật nuôi yêu thích thích của hàng ngàn người nuôi chó hiện nay. Nhưng về phía các sen, không phải ai cũng biết cách phân biệt dòng chó thuần chủng và cách chăm sóc chó đúng đắn tại nhà. Nếu như bạn cũng nằm trong trường hợp trên, hãy bỏ ra một ít thời gian để trang bị cho mình những thông tin bổ ích và cực kỳ cần thiết.
Nguồn gốc của chó Border Collie
Chó Border Collie còn được gọi là chó chăn cừu Border Collie. Vì ban đầu chúng được nuôi với mục đích chính là chăn nuôi cừu và các loại gia súc bên trên thảo nguyên xanh. Chó Border Collie là một trong ba nhánh chó thuộc dòng Collie. Loài chó này có nguồn gốc xuất xứ từ Scotland, một vùng đất nằm tiếp giáp với vương quốc Anh.
: Tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm và cách nuôi chó Border Collie Update 12/2024
Ngày nay chó Border Collie được nuôi tại nhiều quốc gia ở châu Âu như Mỹ, Canada và thậm chí là châu Á. Trong đó có Việt Nam. Ở thời điểm hiện tại, chó Border Collie được nuôi với mục đích chính là làm cảnh và diễn xiếc.
Đặc điểm đặc trưng của Border Collie
Những chú chó Border Collie thường tạo cho người nhìn một cảm giác ấm áp và cực kỳ thân thiện. Điều này xuất phát từ chính những điểm đặc trưng bên trên cơ thể của giống chó đáng yêu. Dưới đây là các đặc điểm khác biệt về ngoại hình của chó chăn cừu:
1. Kích thước và cân nặng của chó Border Collie
Khi phát triển đến độ tuổi trưởng thành, chó Border Collie thường có chiều cao dao động trong khoảng 46 đến 56cm. Trong đó chiều cao trung bình của chó đực nằm ở ngưỡng 54 cm và chó cái là 52cm.
Về mặt cân nặng, giống chó chăn cừu có thể phát triển cân nặng lên đến 35kg trong suốt vòng đời của mình. Dựa vào chỉ số hình thể có thể thấy, tỷ lệ cân nặng và chiều cao của chó chăn cừu Border Collie là khá cân đối.
2. Đầu và mặt chó Border Collie
Phần đầu chó Border Collie trông khá gọn gàng do có kết cấu tương đối nhỏ. Trong khi đó gương mặt chó cảnh lại sở hữu ngũ quan sắc nét trông cực kỳ tinh khôn. Nhất là khi mắt chó Border Collie có độ sắc sảo và ánh nhìn dữ dội. Chính ánh mắt đầy quyền lực ấy đã khiến cho đàn cừu bị thôi miên và trở nên ngoan ngoãn hơn.
3. Tai chó Border Collie
Không giống với các dòng chó cảnh khác, chó chăn cừu thường không có tiêu chuẩn riêng dành cho đôi tai. Bởi tai chó có kích thước trung bình có thể cụp xuống hoặc dựng đứng lên tùy vào trạng thái của chúng.
4. Lông chó Border Collie
Nếu so sánh với những chú chó Pitbull, lông chó Border Collie dài và dày mượt hơn rất nhiều. Bộ lông dài đem đến hiệu quả sưởi ấm cao cho cơ thể khi thời tiết trở lạnh. Đồng thời cho khả năng cách nhiệt khá tốt trong trường hợp khí hậu trở nên quá nóng bức.
: 5 cách để giúp cún con làm quen với lồng cũi Update 12/2024
Nói về màu lông chó, giống chó chăn cừu sở hữu màu lông khá đa dạng. Nhưng phổ biến nhất là màu lông trắng – đen hoặc trắng – xanh, trắng – đỏ tùy con.
5. Thân hình của chó Border Collie
Mặc dù không sở hữu thân hình săn chắc như các giống chó săn thông thường. Nhưng đổi lại chó chăn cừu Border Collie lại có thân hình cân đối. Phần ngực chó trông khá đầy đặn trong khi phần eo lại khá thon. Điều này đem đến cho chú chó cảnh một vẻ đẹp vừa mạnh mẽ lại vừa mềm mại.
6. Chân chó Border Collie
Giống chó chăn cừu thường không có đôi chân cơ bắp. Nhưng những chiếc chân dài của chúng lại rất chắc khỏe dù nhìn bên ngoài khá thon. Điểm đặc biệt ở chân chó Border Collie chính là bộ phận này thường có dấu huyền đề. Nhưng huyền đề thường bị cắt bỏ do gây cản trở cho quá trình sinh hoạt của vật nuôi.
7. Tính cách chó Border Collie
Nói về tính cách chó Border Collie, thông minh là tính cách nổi bật nhất của dòng chó Scotland. Nhờ sở hữu bộ óc nhanh nhạy, nên vật nuôi học hỏi rất nhanh tất cả các bài luyện tập được đưa ra từ chủ nhân của mình. Vì vậy bạn không cần mất nhiều thời gian để huấn luyện chó Border Collie như các giống chó thông thường khác.
Nhưng điều tuyệt vời nữa là chó chăn cừu có tính cách khá thân thiện và hòa đồng với con người. Chúng thường rất vâng lời và luôn muốn được tán thưởng khi hoàn thành tốt công việc. Đặc biệt, chó Border Collie rất yêu quý trẻ nhỏ. Nhưng bạn cần lưu ý là với bản tính thích đuổi bắt, chúng có thể sẽ gây nguy hiểm cho những đứa trẻ.
Xét về khả năng chịu đựng, giống chó cũng được đánh giá khá cao. Chúng có thể vận động cả ngày mà không cảm thấy mệt mỏi. Chúng có xu hướng luôn tìm kiếm công việc áp lực cao nhờ khả năng chịu đựng vô hạn. Cũng chính vì thế mà chó chăn cừu luôn có đủ sự khéo léo và linh hoạt để phục vụ cho các màn diễn xiếc.
Phân loại chó Border Collie
Tính đến thời điểm hiện tại, trên thế giới có 4 loại chó Border Collie khác nhau. Trong đó bao gồm chó Border Collie đi thi dog show, chó Border Collie thuần chủng chuyên làm công việc nhà và tham gia các trò chơi thể thao. Hai giống chó còn lại là chó Border Collie nhân giống không chọn lọc và chó Border Collie không thuần chủng.
1. Chó Border Collie thuần chủng đi thi dog show
Đây là giống chó được lai tạo giữa những chó bố mẹ được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài về. Nhưng do điều kiện thời tiết và khí hậu khác nhau, nên giống chó Border Collie đi thi dog show có ngoại hình không hoàn toàn giống với bố mẹ. Vì vậy chúng mang vẻ đẹp tương đối và không quá xuất sắc như những chú chó con được sinh ra và lớn lên ở nước ngoài.
2. Chó Border Collie chó Border Collie thuần chủng
Là giống chó được sinh ra từ chính những bố mẹ thuần chủng Border Collie. Những chú chó con khi này sẽ được thừa hưởng chỉ số thông minh bậc nhất từ bố mẹ của mình. Chỉ số thông minh vượt trội giúp giống chó thuần chủng có thể làm tốt công việc nhà và tham gia cả các hoạt động thể thao.
3. Chó Border Collie không thuần chủng
Chó Border Collie nhân giống thông chọn lọc được tạo vì mục đích kinh tế nhiều hơn. Người nhân giống khi này không quan tâm đến chất lượng của đời chó con F2, mà họ chỉ quan tâm đến số lượng chó con có được sau quá trình nhân giống. Vì vậy người ta chỉ đánh giá được chất lượng của chó con sau khi chúng đã trưởng thành.
4. Chó Border Collie không thuần chủng
: Cách chữa trị chó đi ngoài ra máu có mùi tanh Update 12/2024
Chó Border Collie không thuần chủng hay còn gọi là chó lai. Giống chó lai được tạo ra từ những bố mẹ không cùng là giống chó Border Collie. Vì vậy chú chó con sẽ không mang những điểm đặc trưng về ngoại hình và tính cách của giống chó chăn cừu thuần chủng. Lẽ dĩ nhiên chúng cũng không có chỉ số thông minh quá cao. Nhưng đổi lại giá bán của giống chó chăn cừu không thuần chủng thường rẻ hơn chó thuần chủng.
Cách nuôi chó Border Collie
Những chú chó Border Collie thường có cá tính rất năng động. Vì vậy người nuôi chó cần phải hiểu ý vật nuôi và tạo được cho chúng điều kiện sống lý tưởng. Bạn cũng cần giữ gìn vệ sinh và cung cấp các món ăn phù hợp với hệ tiêu hóa của chó cảnh. Cụ thể là:
1. Về môi trường sống
Không giống như những chú chó mặt xệ rất lười vận động, chó chăn cừu rất hiếu động nên cần khoảng không xanh sống rộng rãi để hoạt động tự do. Vì vậy việc cần thiết đầu tiên là bạn phải mang đến cho vật nuôi không gian sống đủ rộng. Đó phải là nơi thông thoáng, mát mẻ có điều kiện vệ sinh tốt để đảm bảo sức khỏe cao nhất cho những chú chó chăn cừu.
2. Chó Border Collie ăn gì?
Có một điểm khiến người nuôi chó rất thích thú ở giống chó Border Collie chính là vật nuôi không hề kén ăn như những chú chó tây. Chúng có thể ăn bất cứ thứ gì mà chủ nhân của mình mang tới và ăn một cách ngon lành. Do vậy bạn có thể cho chó Border Collie ăn thịt, cá, trứng rau và nhiều món ăn khác nhau. Nhưng hạn chế sử dụng những món ăn quá ngọt hoặc quá nóng vì dễ làm hỏng men răng của vật nuôi.
Thông thường một chú chó chăn cừu Border Collie có trọng lượng khoảng 15kg cần tiêu thụ khoảng 500g thức ăn trong một ngày. Nhưng đối với những chú chó trưởng thành có cân nặng lớn hơn, lượng thức ăn khi này có thể để tăng cao gấp đôi so với bình thường. Nhìn chung, số lượng thức ăn mà một chú chó Border Collie cần sử dụng sẽ tương ứng với 3,5% trọng lượng cơ thể của chúng.
3. Cách chăm sóc chó Border Collie
Do chó Border Collie có bộ lông khá dài và rậm, nên mọi người cần thường xuyên tắm gội cho thú cưng tại nhà. Nếu như những giống chó thường cần được tắm rửa một lần mỗi tuần, thì chó Border Collie cần thường xuyên được vệ sinh khoảng hai lần một tuần.
Điều quan trọng nữa là sau khi tắm gội cho chó, bạn hãy lau sạch hoặc sấy khô bộ lông ngay lập tức. Nếu không muốn bộ lông dày trở nên rối rắm, các sen hãy dùng chiếc lược chuyên dụng để chải lông cho chó. Khi đó bạn nên chải lông theo chiều từ trên xuống dưới một cách nhẹ nhàng để thú cưng không bị đau dẫn đến việc phản kháng.
Trong quá trình luyện tập cho những chú chó chăn cừu, bạn cần áp dụng các bài tập có mức độ từ dễ đến khó. Hãy kiên trì với chú chó cảnh và không nên áp dụng các biện pháp trừng phạt quá nặng nề. Thay vào đó, mọi người hãy dành nhiều thời gian vui chơi với thú cưng để làm khắng khít mối quan hệ giữa vật nuôi và người chủ.
Đến đây thể thấy, việc phân biệt chó Border Collie thường không quá khó khăn, nếu bạn chú ý quan sát ngoại hình của vật nuôi. Nhưng để đảm bảo sức khỏe cho chú chó cảnh, mọi người cần phải chăm sóc vật nuôi theo đúng kỹ thuật nêu trên. Nếu như bạn vẫn còn vấn đề cần thắc mắc và muốn được tư vấn thêm, hãy để lại comment trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
: Chó Shiba Inu: Nguồn gốc, đặc điểm và cách chăm sóc Update 12/2024
- Chó Alaska – Chú cún khổng lồ với trái tim bé bỏng
- Chó Pug – Chú cún với gương mặt đăm chiêu đáng yêu hết phần thiên hạ
- Chó Poodle – Chú cún lông xù với tính cách và ngoại hình siêu cute