Tìm hiểu và điều trị bệnh xuất huyết đường ruột ở chó Update 01/2025

: Chó Mông Cộc – quốc khuyển của Việt Nam Update 01/2025

Bệnh xuất huyết đường ruột ở chó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể trạng của chó thậm chí còn gây chết nếu để bệnh nặng. Dưới đây là những nguyên nhân và cách phòng trị bệnh.

Nguyên nhân bệnh xuất huyết đường ruột

Do một loại virus có tên Canine parvovirus (CPV) gây ra năm 1978. Trong những năm qua, Parvovirus chó đã đột biến thành hai chủng khác nhau và có bằng chứng của một hiện chủng thứ ba tại Ý, Tây Ban Nha và Việt Nam. Hiện tại, chủng gây bệnh phổ biến nhất toàn thế giới là CPV-2b.

Biểu hiện quan trọng:viêm ruột-xuất huyết gây tiêu chảy phân có lẫn máu, niêm mạc đường tiêu hóa và viêm cơ tim.

>>> Xem thêm: Chó nôn và đi ngoài ra máu 

Tìm hiểu và điều trị bệnh xuất huyết đường ruột ở chó

Đặc điểm bệnh xuất huyết đường ruột

Chó trên 6 tháng tuổi thường có một đề kháng tự nhiên với Parvovirrus. Nhiều con trong số này chỉ biểu hiện tiêu chảy thoáng qua. 
Chó 1-2 năm tuổi có thể bị bệnh nhưng thường rất nhẹ và thường không đáng chú ý.
Một lý do không rõ, Doberman Pinchers, Rottweilers..thường dễ suy sụp bởi bệnh này.

Cách lây lan và sinh bệnh xuất huyết đường ruột

Virus này tồn tại trên quần áo, thức ăn, sàn nhà, lồng nuôi có thể đến 5 tháng và lâu hơn trong các điều kiện thuận lợi nên việc thăm viếng, vuốt ve cũng là một nguy cơ lớn để bệnh lây lan. 
Côn trùng và động vật gặm nhấm cũng có thể là vector truyền bệnh đóng vai trò quan trọng.Sự lây lan bệnh qua đường ruột là chủ yếu do con vật nuốt phải mầm bệnh. Số lượng virus nhiễm vào cơ thể cũng rất cần thiết, đó cũng là một yếu tố để gây bệnh lâm sàng. Việc tiếp xúc với chó mang virus ở tần số và cường độ cao cũng làm tăng khả năng mắc bệnh này.
Ban đầu virus khu trú trong các mô bạch huyết ở cổ họng, từ đó vào máu. Các triệu chứng ở đường ruột xảy ra khi virus tấn công tủy xương, nhanh chóng phân chia tế bào và khu trú trong đường ruột và các hạch bạch huyết, gây tổn thương và hoại tử tế bào.

Các thể bệnh và triệu chứng

Triệu chứng thường biếu hiện trong vòng 3-10 ngày kể từ ngày nhiễm bệnh. Bao gồm: mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, nôn mửa, sốt và các triệu chứng điển hình của mỗi thể bệnh.

Thể tim: Các mẫu tim bị nhiễm trùng thường được tìm thấy trong chó đang bị nhiễm bệnh hoặc chó con ngay sau khi sinh. Đây là hình thức của bệnh rất ít phổ biến so với thể đường ruột. Bệnh thường rất nặng, làm viêm và hoại tử cơ tim gây khó thở và chết non (<8 tuần) của chó. Chó con tồn tại được sẽ có sẹo trong cơ tim.Thể bệnh này có thể hoặc không đi kèm với các dấu hiệu và triệu chứng của thể đường ruột. Tuy nhiên thể này bây giờ đã hiếm thấy trên thế giới.

Thể đường ruột: Virus phân chia trong các tế bào biểu mô ruột, gây hoại tử bong tróc các tế bào niêm mạc vì thế gây tiêu chảy – xuất huyết. Niêm mạc thường theo phân ra ngoài, hợp lại với các chất khác tạo ra một mùi hôi tanh khó chịu.Điều này có thể để mở cửa cho nhiễm trùng thứ cấp khi các vi khuẩn đường ruột như Salmonella, C. perfringens, E. coli, Campylobacter, coronavirrus và các ký sinh trùng khác có thể xâm nhập vào mạch máu nhiều hơn qua những vùng niêm mạc bị bong tróc. Kích hoạt một qua trình nhiễm trùng thứ cấp nghiêm trọng.

Hầu hết chó bị ảnh hưởng (85%) ở lứa tuổi 6-20 tuần tuổi.
Có ý kiến cho rằng tỷ lệ tử vong khoảng 91% và nếu được điều trị đúng mức thì tỷ lệ sống sót có thể đến 80-95%.
Bệnh thường có triệu chứng tiêu chảy nặng gây mất nước, điện giải, máu và nhiễm trùng thứ cấp. Do đó, con vật có biểu hiện vô thần, sụt cân nhanh, đau đớn, shock do mất máu…Chó thường sẽ không chết do virus, nhưng thường chết do nhiễm trùng thứ cấp.

Phòng bệnh

Hầu hết Bác sỹ thú y sẽ đề xuất cho chó con được tiêm phòng bệnh do parvovirus khoảng tám tuần tuổi. Ở Việt nam ta, vaccine này thường có sẵn trong vaccine đa giá. Tiêm nhắc lại sau một tháng và hằng năm.
Người nuôi chó không nên tiêm phòng bệnh quá sớm cho chó con vì không đủ khả năng để đáp ứng miễn dịch.
Việc phòng bệnh băng cách không cho tiếp xúc với mầm bệnh thường không đem lại hiệu quả cao.
Mong muốn người nuôi chó nên tiêm phòng cho cún của mình nếu không muốn nó bị chết một cách oan uổng do bệnh truyền nhiễm hoặc điều trị tốn kém khi con vật bị bệnh.

Rate this post