Khi bạn bắt đầu chăn nuôi gia súc, gia cầm thì một trong những tiêu chí hàng đầu quyết định chính là con giống. Chọn được giống tốt, khỏe mạnh sẽ cho ra những thành phẩm đạt chất lượng. Tuy nhiên một điều khó tránh khỏi trong quá trình nuôi dưỡng chính là những căn bệnh gà đá hay còn gọi là các bệnh thường gặp ở gà con. Và đối với ngành chăn nuôi gà đá thì những căn bệnh thường gặp ở gà con chính là nỗi trăn trở của nhiều nhà chăn nuôi. Cùng Gà chọi Việt tìm hiểu Top những căn bệnh thường gặp ở gà con ngay nhé!
Một số căn bệnh thường gặp ở gà con
Bệnh cầu trùng – bệnh thường gặp ở gà con
Bệnh cầu trùng có tên khoa học là Coccidiosis Avium do 7 loại cầu trùng ký sinh trên gà gây ra: E. brunetti, E. tenella, E. necatrix, E. acervulina, E. maxima, E. mitis, E. praecox. Loại cầu trùng này phá hủy nội tạng từ bên trong, cho tới khi bộc phát ra ngoài để người nuôi nhận thấy thì đã khó trở tay kịp bởi tỉ lệ lây lan và tử vong rất cao.
: TOP những căn bệnh thường gặp ở gà con Update 12/2024
Bệnh cầu trùng lây lan như thế nào?
Hình thức lây lan chủ yếu của bệnh cầu trùng là qua đường tiêu hóa. Bào tử cầu trùng sẽ theo phân của gà bệnh thải ra ngoài, nếu gà khỏe mạnh tiếp xúc với những bào tử cầu trùng này sẽ bị nhiễm bệnh. Bệnh thường xuất hiện ở cá thể gà từ 20 – 30 ngày tuổi.
Biểu hiện, triệu chứng của bệnh cầu trùng
Gà bị nhiễm cầu trùng thường ủ rũ, đi đứng loạng choạng, đầu ngoẹo sang một bên; giảm ăn, gà bị co giật, sã cánh hoặc biểu hiện gà bị sốt. Phân thải ra thường có màu xanh, về sau chuyển sang màu nâu lẫn máu, phân bết dính ở hậu môn. Nếu không can thiệp kịp thời gà sẽ chết sau 2 – 7 ngày bị nhiễm bệnh, tỉ lệ chết lên đến 80%.
Phòng chống và chữa trị
Bệnh cầu trùng là bệnh thường gặp ở gà con. Sử dụng các loại kháng sinh để chữa bệnh, đổi với gà con nên sử dụng Bio – Antico pha trộn chung với thức ăn hoặc nước uống liên tiếp trong 3 – 5 ngày. Nên bổ sung thêm các loại Vitamin để gà có thêm sức đề kháng.
Vệ sinh chuồng trại, chất độn chuồng phải được thay đổi thường xuyên, đảm bảo độ thông thoáng cho chuồng.
Đảm bảo nguồn thức ăn, nước uống sạch sẽ, tiêm hoặc cho gà uống vacxin đinh kì ngăn ngừa bệnh cầu trùng.
: Phương Pháp Chữa Mốc Cho Gà Cực Hiều Quả Update 12/2024
Lưu ý về nhiệt độ chăn nuôi, tránh để quá nóng hoặc quá lạnh.
>>>>>> Kỹ thuật chăn nuôi gà đá con hiệu quả
Bệnh bạch lỵ – bệnh thường gặp ở gà con
Bệnh Bạch lỵ gây ra bởi Vi khuẩn Gram âm có tên là Salmonella pullorum.
Bệnh lây truyền chủ yếu từ mẹ sang con hoặc từ con bệnh qua con khỏe, từ quần áo của người chăn nuôi bị nhiễm trùng; từ những chất thải, dụng cụ, chất độn không được vệ sinh sạch sẽ.
Triệu chứng nhiễm bệnh bạch lỵ ở gà con
Trứng bị nhiễm mầm bệnh không chết, nhưng vi khuẩn đã xâm nhập vào cơ thể (máu, nội tạng….) dễ gây chết ở ngày thứ 4 – 5, sau đó giảm ở ngày thứ 8.
Gà ủ rũ kém ăn, tụm thành từng đám, Tiêu chảy phân trắng dính ở hậu môn. Khi gà được 15 – 20 ngày tuổi thì đã khỏi bệnh, nhưng vẫn có ảnh hưởng về thần kinh, bị què quặt.
Phòng bệnh và điều trị bệnh bạch lỵ cho gà con
- Kiểm tra kĩ càng chuồng úm, giữ ấm 24/24; phun thuốc khử trùng: RTD – IODIN 10%; RTD – IODIN 10%.
- Pha Vitamin C tỉ lệ 1g/ lít trong ngày đầu thay vì cho gà ăn.
- Bắt đầu từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5: cho gà ăn loại thức ăn dễ tiêu hóa (tấm hoặc cám công nghiệp trộn tỏi băm nhuyễn).
- Dùng Ampicoli hay Enrocolistin pha với nước cho gà uống liên tực trong 5 ngày
- Tăng cường thêm B-Complex (chất điện giải) để gà có thêm đề kháng.
Kiến thức xem thêm: Cách chữa gà chọi đi ngoài không thể bỏ qua
Bệnh Gumboro – căn bệnh thường gặp ở gà con
: Những điều bạn cần biết bệnh nấm mốc ở gà để chăm sóc tốt hơn Update 12/2024
Bệnh Gumboro chủ yếu cho một virus thuộc loại Birnavirus gây nên. Bệnh có thể lây trực tiếp từ gà bệnh sang gà khỏe; hoặc gián tiếp thông qua chuồng trại, dụng cụ, chất độn chuồng…
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh Gumboro
Thời gian ủ bệnh trong khoảng 2 đến 3 ngày. Cơ vùng hậu môn của gà co thắt mạnh, giống như muốn đi ngoài nhưng không được.
Gà hay mổ nhau, bay khắp nơi trong chuồng, ủ rũ tụm thành từng đám, và bị sốt cao.
Sau đó gà giảm, có thể bỏ ăn, phân đi ngoài có màu trắng.
Cách phòng trị bệnh Gumboro ở gà hiệu quả
Ở hiên tại chưa có thuốc chuyên trị bệnh Gumboro, cho nên bạn hãy lưu ý một số phương pháp phòng chống và một số loại kháng sinh nhằm tăng cường sức đề kháng cho gà làm sạch các bệnh trên gà.
- Nhỏ vacxin Gumboro vào mắt gà vào thời điểm gà được 15-18 ngày tuổi.
- Cách ly ngay khỏi đàn khi phát hiện gà bị bệnh.
- Bổ sung thêm Bcomplex 4ml; Vitamin B12 2 ống; Vitamin K 2 ống; Vitamin C 1000mg 2 ống.
- Sử dụng Anti – Gumboro pha với nước cho gà uống liên tục 5 ngày.
- Nên kết hợp với nước sinh lý ngọt, chích liên tục 2 ngày.
Kiến thức xem thêm: Bệnh đậu Gà – Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả nhất
Các bệnh thường gặp ở gà con có rất nhiều chính vì vậy các anh em nuôi gà cần trang bị cho mình 1 kiến thức đầy đủ khi quyết định chăn nuôi gà, trị hết toàn bộ các bệnh thường gặp ở gà , sạch tất cả các bệnh trên gà. Cảm ơn anh em đã đọc bài viết và nếu cần thêm kiến thức về bệnh gà đá thì có thể truy cập vào danh mục bệnh gà của Gà Chọi Việt anh em nha.
facebook ▏gachoiviet.com
: Bật mí cách chữa gà bị ốm nhanh chóng và hiệu quả cao Update 12/2024