: Kỹ thuật nuôi cá tra và cá basa trên bè Update 01/2025
Bệnh trắng mang, thối mang ở cá diêu hồng xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Thông tin sau sẽ giúp người nuôi hiểu rõ hơn về bệnh này từ đó có cách phòng trị kịp thời.
Tác nhân gây bệnh trắng mang, thối mang ở cá diêu hồng
Do vi khuẩn Myxococcus piscicolas gây ra.
Vi khuẩn này phát triển mạnh ở môi trường có pH = 6,5 – 7,5, nhiệt độ nước 25 – 35oC.
>>> Xem thêm: Phòng trị bệnh sưng phù và nổ mắt ở cá diêu hồng
Dấu hiệu bệnh lý của cá diêu hồng bệnh
Cá bệnh có dấu hiệu bơi tách đàn, bơi lờ đờ trên mặt nước, khả năng bắt mồi giảm đến ngừng ăn
Các tơ mang cá bị thối nát, ăn mòn, rách nát, xuất huyết, thối rữa và có lớp bùn dính rất nhiều
Bề mặt xương nắp mang bị xuất huyết, ăn mòn và có hình dạng không bình thường
Phương pháp phòng và trị bệnh trắng mang, thối mang ở cá diêu hồng
Cần thực hiện tốt khâu chuẩn bị ao nuôi, vét sạch bùn đáy ao
Trong quá trình nuôi phải quản lý tốt môi trường để hạn chế ô nhiễm hữu cơ thông qua việc quản lý lượng thức ăn
Định kỳ thay nước ao để giữ môi trường trong sạch.
Thường xuyên vệ sinh thành lồng bè để đảm bảo lưu tốc dòng nước chảy cho phù hợp
Định kỳ xử lý nước bằng Virkon® A liều 0,7 kg/1.000 m3 nước ao hoặc cho vào các túi vải, treo xung quanh lồng bè để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh
Trộn cho ăn liên tục 5 g Aqua C® Fish + 3 g Grow Fish trong 1 kg thức ăn, định kỳ từ 7 – 10 ngày/tháng để tăng cường sức đề kháng cho cá khi nhiệt độ thay đổi
Khi phát hiện bệnh sớm cần phải điều trị ngay bằng kháng sinh BayMet® liều 5 – 10 gram + Aqua C® Fish liều 5 gram trong 1 kg thức ăn (hoặc 1 kg BayMet®+ 1 kg Aqua C® Fish cho 3 – 5 tấn cá nuôi), cho ăn liên tục trong 7 – 10 ngày.
Tắm BayMet® với liều 2 – 5g/m3 .