Cách vệ sinh bể cá cảnh nhanh chóng ngay tại nhà Published by vesinhcongnghiepsh
Thú vui chơi cá cảnh được rất nhiều người yêu thích nên ngày nay không khó để bắt gặp sự xuất hiện của những bể cả trong không gian của nhiều gia đình. Nhằm phát huy tối đa tính thẩm mỹ của những bể cá cảnh đồng thời tạo nên không gian tươi mát, sạch sẽ trong căn phòng thì khâu vệ sinh là tối quan trọng, hãy tham khảo cách vệ sinh bể cá cảnh dưới đây từ Vệ Sinh Duy Tuấn.
Nếu bạn muốn tiết kiệm và tự tay chăm chút thật kỹ lưỡng cho bể cá cảnh của gia đình thì không thể bỏ qa những cách vệ sinh bể cá nhanh chóng và hiệu quả được chia sẻ ngay sau đây.
Các lưu ý quan trọng khi vệ sinh bể cá cảnh
Vệ sinh bể cá giúp làm sạch vi khuẩn, nhưng cũng chính quá trình tác động này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức sống của đàn cá cảnh nên phải hết sức lưu tâm những nguyên tắc này trước khi vệ sinh
Không dùng các chất tẩy rửa
Tuyệt đối không được đưa bất kỳ dung dịch tẩy rửa nào vào trong bể vì cá có thể nhiễm hóa chất từ đó sức sống của chúng bị ảnh hưởng.
Tần suất vệ sinh bể cá
Tùy theo vào số lượng cá trong bể cũng như sự xuất hiện của các vết mà tần suất vệ sinh về cá có thể khác nhau. Khi gia đình có bể cá cảnh bạn cần nắm rõ những điều này:
- Phải dành thời gian thay nước hàng tuần cho bể cá.
- Thường xuyên kiểm tra bộ lọc, nếu xuất hiện trục trặc phải có biện pháp khắc phục và xử lý tức thời.
- Phải lau dọn kỹ bể cá vài tuần/lần, có vết bẩn cứng đầu cần xử lý ngay chứ tuyệt không để lâu ngày.
Vệ sinh theo từng bộ phận và chi tiết
Như đã đề cập ở trên, bể cá mang tính chất đặc thù, ngoài việc loại bỏ vết bẩn chúng ta còn phải đảm bảo làm sao không ảnh hưởng đến sức sống của đàn cá nên bắt buộc phải làm sạch theo từng bộ phận như lau chùi bên ngoài, vệ sinh bộ lọc, thay nước, vệ sinh các vật trang trí trong bể,…
Cách vệ sinh bể cá đúng chuẩn ngay tại nhà
Để làm sạch bể cá, bạn cần phải trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp khác nhau, bao gồm:
Bước 1: Lau chùi kính
: Mách bạn cách dọn chuồng sạch sẽ để nuôi thỏ Update 12/2024
Đây là công đoạn đầu tiên cũng là đơn giản nhất trong chu trình vệ sinh bể cá. Phải đảm bảo làm sạch cả mặt trong và mặt ngoài của bể cá.
- Làm sạch mặt trong: sử dụng dụng cụ lau kính bằng nam châm được làm từ tảo biển để hút vết bẩn từ bên ngoài.
- Làm sạch mặt ngoài: dùng nước xịt kính xịt trực tiếp lên bề mặt kính và dùng vải mềm lau sạch.
Bước 2: Kiểm soát các loại tảo có trong bể cá
Sự xuất hiện của tảo không chỉ giúp làm tăng tính thẩm mỹ của bể cá mà cũng là cách làm sạch bể được những người chơi cá cảnh “nằm lòng”. Để kiểm soát tảo trong bể khi vệ sinh cần phải thực hiện những khâu:
- Nuôi thêm các loài cá dọn bể, cá lau kính: Như cá tì bà hoặc cá Plecostomus vì chúng có sở thích ăn tảo và các tạp chất trong bể cá từ đó giúp bể luôn sạch tảo.
- Phải quan tâm đến dung tích và sức chứa của bể cá sao cho bổ sung lượng cá dọn bể phù hợp, tránh tình trạng quá tải gây ảnh hưởng đến các loại cá cảnh sống trong bể.
- Dùng dụng cụ cào tảo trong bể: Áp dụng khi tảo xanh bám trên mặt kính hoặc các đồ trang trí trên bể cá.
Bước 3: Thay nước cho bể
Thay nước là một khâu không thể thiếu trong chu trình vệ sinh bể cá.
Cách thực hiện:
- Rút khoảng 10 – 15% lượng nước trong bể cá.
- Dùng một ống hút dạng nhỏ để lấy đi hết những bụi bẩn có trong các viên sỏi.
- Thay thế lượng nước đã bỏ đi bằng nước mới hoàn toàn.
Lưu ý: nếu bể cá có dung tích nhỏ thì lượng nước thay cần lớn hơn 10 – 15% thể tích của bể và tần suất thay nước cũng phải diễn ra thường xuyên hơn.
Bước 4: Vệ sinh bộ lọc
Là một phần không thể thiếu trong bể cá, nên việc làm sạch bộ lọc cũng cần được quan tâm và chú trọng. Để vệ sinh bộ lọc, bạn hãy thực hiện các bước như sau:
Làm sạch:
- Đầu tiên tháo rời miếng mút trong bộ lọc ra và dùng nước sạch lau sạch toàn bộ bề mặt, đặc biệt là phần trong.
- Có thể dùng bàn chải lông mềm để cọ nhẹ những cặn bẩn bám lâu trên mặt trong của bộ lọc.
Thay mới:
- Không nên thay mới đồng bộ toàn thể bộ lọc trong bể cá cùng một lúc vì sẽ gây hại cho các lợi khuẩn.
- Thay mới từng bộ phận trong bộ lọc như ống thông hoặc tấm hút nước để không phá vỡ môi trường sống quen thuộc của cá.
- Rửa sạch các bộ lọc mới trước khi lắp vào bể cá.
- Số lượng bộ lọc có thể tăng giảm tùy theo kích thước to nhỏ của bể cá.
Bước 5: Vệ sinh đồ trang trí trong bể cá
: Cách thuần hoá Chuột nhảy Update 12/2024
Tất cả các đồ trang trí trong bể cá phải được làm sạch định kỳ để loại bỏ hết cặn bẩn:
- Thực hiện với đồ tranh trí bằng thủy tinh, nhựa
Vệ sinh đồ trang trí theo chất liệu.
Chỉ nên rửa bằng nước sạch, với vết bẩn cứng đầu thì sử dụng bàn chải lông mềm để chà xát và loại bỏ chúng.
- Thực hiện vệ sinh sỏi trang trí trong bể cá
Dùng máy hút mini để lấy đi hết các cặn bẩn tích tụ trong lớp sỏi ở vể cá.
Tiếp đến bỏ sỏi ra ngoài và trộn sạch trong nước nhiều lần để lấy đi hết bụi bẩn bám dính trên đó.
Chỉ cần thực hiện đúng và đủ những thao tác trên là bể cá cảnh nhà bạn lại sạch bong như mới mà không cần phải tốn kém đầu tư nhiều loại dụng cụ.
Lời kết
Tuy nhiên, vệ sinh bể cá là cả một “nghệ thuật” vì nó đòi hỏi những thao tác phức tạp và đúng chuẩn mới cân bằng được 2 yếu tố sạch và an toàn cho đàn cá cảnh. Chính vì vậy hãy tỉ mỉ vệ sinh bể cá từng bước, sau một vài lần bạn sẽ quen với các thao tác làm sạch bể cá, mọi thứ sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Và nếu bạn có nhu cầu sử dụng các dịch vụ liên quan đến vệ sinh công nghiệp thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ với Vệ Sinh Duy Tuấn để được tư vấn nhiều hơn, sử dụng dịch vụ phù hợp với chi phí tốt nhất.
Mong rằng bài viết những cách vệ sinh bể cá đơn giản tại nhà đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích nhất.
: Top 10+ cửa hàng bán hồ cá tại TPHCM đẹp và rẻ nhất Update 12/2024