Cũng giống như các thú cưng khác, chồn sương cũng cần được chăm sóc và vệ sinh cơ thể. Lúc này, chắc chắn bạn sẽ tìm khắp nơi để chú chồn của mình được hưởng dịch vụ tốt nhất. Tuy nhiên, nếu những nơi chăm sóc thú cưng xung quanh đều không làm bạn hài lòng hoặc bạn muốn tiết kiệm một khoản tiền thì bạn cũng có thể học tự vệ sinh cho chúng ở nhà. Việc chăm sóc, vệ sinh cho chồn sương thường bao gồm tắm, sấy khô, cắt móng chân, chải lông, làm sạch tai và răng.
1. Bao lâu bạn nên tắm chồn sương của mình một lần?
Việc có nên tắm cho chồn thường xuyên hay không vẫn là một chủ đề gây tranh cãi. Những người nhạy cảm hơn với mùi hương xạ hương tự nhiên của chồn sương có thể sẽ thích tắm chồn thường xuyên. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này thường gây tác dụng ngược lại.
Mùi hương của chồn sương một phần là do các loại dầu tự nhiên từ da của chúng tiết ra. Khi tắm có thể tạm thời làm giảm mùi hương xạ hương. Nhưng cũng trong quá trình tắm, bạn sẽ làm bong da và lông của chồn. Từ đó lại càng kích thích sự gia tăng sản xuất dầu của da. Mùi hương xạ hương thực sự có thể trở nên mạnh hơn trong một vài ngày sau khi tắm. Bạn nên giữ lồng và chậu đi vệ sinh của chồn được sạch sẽ. Bằng cách này chồn sương sẽ không bị hôi.
Việc tắm thường làm khô da và lớp lông của chồn. Chính vì vậy, nhiều nhất bạn chỉ nên tắm cho chúng mỗi tháng một lần. Trừ khi chồn của bạn bị dính bùn, đất bẩn thì cần ngay lập tức tắm sạch sẽ cho chúng. Còn không thì khoảng hai đến ba tháng tắm một lần là đủ.
2. Khi tắm cho chồn sương cần lưu ý những điều gì?
Trước hết, bạn cần có một loại sữa tắm dịu nhẹ cho chú chồn của mình. Tốt nhất là bạn mua được loại dầu gội được sản xuất dành riêng cho chồn sương. Bạn có thể tham khảo một số thương hiệu có sẵn. Nếu bạn không tìm thấy , hãy sử dụng loại dành cho mèo con hoặc thậm chí là dầu gội dành cho trẻ em không gây cay mắt. Bạn có thể tham khảo một số link sau:
Một số chú chồn vốn rất thích nước trong khi số khác rất lại thấy rất ghét nước và đặc biệt là việc phải tắm rửa. Hãy nhớ rằng những trải nghiệm đầu tiên về việc tắm sẽ ảnh hưởng đến việc chồn thích hay không thích tắm sau này. Vì vậy, nếu chú chồn của bạn sợ nước, hãy làm mọi việc thật chậm rãi và kiên nhẫn.
Nếu chồn của bạn sợ nước, hãy cố gắng giữ cho chú chồn càng thấy thoải mái càng tốt. Trước hết là bạn cần khiến cho bản thân không căng thẳng. Nói chuyện với chồn bằng giọng điệu lạc quan, cung cấp một số món ăn yêu thích và có thể thả thêm một số đồ chơi không thấm nước thú vị vào bồn tắm. Hãy cố gắng làm cho thời gian tắm rửa trở thành một giờ chơi đùa vui vẻ.
Bạn có thể tắm cho chồn trong bồn tắm hoặc bồn rửa nhà bếp hoặc bất kỳ vị trí thuận tiện nào khác. Đổ đầy bồn với lượng nước vừa đủ để chồn có thể chìm trong nước nhưng chân chúng vẫn có thể chạm đáy. Điều quan trọng là bạn cần hỗ trợ chú chồn của mình khi tắm. Bạn có thể sẽ cần sử dụng một tấm thảm cao su hoặc khăn lót ở phía dưới chồn cảm giác mình có thể đứng một cách vững vàng.
Sử dụng nước ấm vừa phải, không được quá nóng. Tập tung tắm toàn bộ cơ thể của chồn, nhưng đảm bảo không để sữa tắm vào mắt hoặc tai (nếu bạn vô tình làm vậy, ngay lập tức rửa sạch bằng nước sạch). Cần làm sạch sữa tắm trên cơ thể chồn. Vì nếu sữa tắm vẫn còn đọng lại, da và lông chồn thể bị khô hoặc kích ứng. Đổ đầy bồn với nước sạch, thậm chí là cần dội sạch cho chồn vài lần, để đảm bảo sạch hết sữa tắm.
3. Sấy khô cho chồn
: Giống chó Bull Terrier – Chó sục bò “dũng mãnh” Update 01/2025
Lông của chồn khô khá nhanh nên bạn cũng chỉ cần dùng khăn để lau là được. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đảm bảo chúng không bị lạnh khi lông vẫn còn đang ẩm. Trừ khi lồng của chồn mới được làm sạch, chuồng nơi chúng ở không phải là nơi tốt nhất để đặt chúng khi lông vẫn còn ẩm ướt. Vì nếu lồng bẩn thì lông của chồn ngay lập tức bị bẩn. Điều này khiến việc tắm rửa của bạn trở nên vô nghĩa.
Một số người chủ sẽ dùng nhiều khăn sạch và để lông chồn khô tự khô bằng cách tự vùi người vào khăn. Một số con chồn sẽ không ghét máy sấy lắm. Tuy nhiên, nếu bạn muốn dùng máy sấy để làm khô lông chồn, hãy giữ máy sấy ở chế độ thấp và cách chồn ít nhất một bước chân.
4. Bọ chét
Nếu chồn của bạn có bọ chét, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y trước khi sử dụng sữa tắm trị bọ chét. Bác sĩ thú y sẽ đề xuất liệu trình điều trị bọ chét tốt nhất cho chú chồn của bạn, bao gồm cả sữa tắm trị bọ chét an toàn cho chồn nếu được chỉ định.
5. Cắt tỉa móng chân cho chồn
Với mèo, kéo cắt móng chân có hình dạng trông giống như cái kéo nhỏ. Còn với chồn thì kéo cắt này có thêm vài đường khía trong lưỡi kéo. Bạn cũng có thể sử dụng một chiếc kéo cắt móng chân nhỏ dành cho con người. Tuy nhiên, đôi khi những chiếc kéo này thường kẹp khá sâu vào móng chồn. Chắc hẳn, chồn của bạn có thể thấy điều này không hề thoải mái chút nào.
Mẹo để cắt móng chân dễ dàng là cắt đầu nhọn ra khỏi móng một cách chậm rãi. Bên trong móng chân chồn, có một phần có mạch máu và đầu dây thần kinh. Hầu hết các con chồn có móng chân sáng hoặc mờ, và dễ dàng nhìn thấy phần màu hồng bên trong móng. Hãy cắt một phần ở trên của móng trước thật nhẹ nhàng. Nếu bạn kẹp quá sâu có thể khiến cho chồn bị đau.
Nếu thú cưng của bạn có móng màu tối, bạn sẽ phải đoán nơi cần cắt dựa trên hình dạng của móng. Đầu móng chân thường khá hẹp và gần như có thể xuất hiện chỗ rỗng khi nhìn từ phía dưới. An toàn nhất là chỉ cần cắt khoảng 0,6 đến 0,7cm của đầu móng chân.
Trong trường hợp bạn cắt nhanh, móng sẽ bị chảy máu và nó sẽ làm tổn thương chú chồn của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn có thứ gì đó trong tay để cầm máu như bột cầm máu hoặc một số sản phẩm bột styptic khác. Những sản phẩm này đôi khi gây châm chích và hơi nhói nhưng có hiệu quả cao. Lấy một nhúm bột và ấn nó vào đầu móng bị thương sau khi lau sạch máu. Đối với những vết thương nhỏ, chỉ cần dùng một chút vào đầu móng chân. Bất kể phương pháp bạn sử dụng là gì, hãy chắc chắn rằng máu đã ngừng chảy trước khi đặt thú cưng trở lại chuồng.
Nếu bạn sợ mình làm không đúng, tốt nhất là nên nhờ một người chuyên chăm sóc thú cưng. Ví dụ như là bác sĩ thú y hoặc những người chủ khác có kinh nghiệm. Nhờ họ làm mẫu và dạy bạn kĩ càng trước khi bạn tự cắt móng chân cho chúng.
*Lưu ý:
- Cần chăm sóc móng chân cho chồn thường xuyên. Nếu điều này trở thành thói quen thì chồn sẽ bớt sợ. Từ đó, bạn có thể làm mọi việc dễ dàng hơn. Bạn sẽ chỉ cần cắt một chút móng chân mỗi lần.
- Hãy chắc chắn rằng bạn giữ chồn chặt và có thể nhờ người khác giữ chúng giúp nếu cần. Nếu không giữ chúng thật chắc, có thể chúng sẽ cào bạn hoặc kéo cắt làm chúng bị thương. Bạn có thể sử dụng những loại đồ ăn hoặc đồ chơi mà chúng thích để đánh lạc hướng chúng.
- Các chất thay thế bột xốp bao gồm bột bắp hoặc bột mì. Nếu không có, bạn có thể nhấn móng chân vào một thanh xà phòng hoặc sáp ong.
6. Chải lông cho chồn
Chải lông thường xuyên là một cách tuyệt vời để giữ cho bộ lông luôn trong tình trạng tốt. Điều này đặc biệt hữu ích khi chồn rụng nhiều lông. Từ đó giảm thiểu khả năng chồn ăn lông rụng trên người. Nhiều con chồn không thích đứng yên một chỗ để chải lông. Vì vậy hãy tập thói quen được chăm sóc lông thường xuyên cho chồn.
: Lũa thủy sinh là gì? 6 điều bạn chưa biết về lũa thủy sinh Update 01/2025
Sử dụng một bàn chải lông mềm, ngắn loại dành cho mèo hoặc mèo con. Lông bàn chải phải mềm mới không gây đau cho chồn. Bởi da chồn khá là nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Bạn cũng có thể thử những công cụ chải lông loại mới nhất làm bằng cao su. Loại này giúp chồn bớt đau hơn và việc vệ sinh lông chồn dễ dàng hơn. Đồng thời loại bàn chải này giúp việc loại bỏ lông rụng dễ dàng hơn.
7. Làm sạch tai cho chồn
Chuồn sương thường có sáp tai. Và nếu bạn giữ chúng sạch, sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh lý và nhiễm trùng. Thông thường, ráy tai của chúng có màu nâu nhạt hoặc hơi đỏ. Việc vệ sinh thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện ra sự thay đổi về số lượng hoặc kết cấu của ráy tai. Từ đó, bạn có thể biết chúng có bị nhiễm trùng hoặc ve tai hay không.
Để làm sạch tai, hãy sử dụng dung dịch làm sạch tai từ bác sĩ thú y hoặc cửa hàng thú cưng. Loại làm sạch tai an toàn cho mèo con có thể sử dụng được cho chồn sương. Nhỏ một vài giọt vào tai, xoa bóp tai một chút, sau đó để chồn lắc đầu. Đây là cách hiệu quả nhất để làm sạch tai. Tuy nhiên, cách này có thể khiến không gian xung quanh bị bẩn hoặc trở nên lộn xộn. Vì vậy bạn nên thực hiện ở một nơi dễ dàng lau sạch như phòng tắm. Có thể sử dụng tăm bông thấm nước làm sạch hoặc chất tẩy rửa tai để lau phần bên ngoài của tai. Hãy chú ý không đẩy miếng bông gòn vào ống tai. Nếu chồn của bạn đặc biệt khó chịu, hãy thận trọng hơn để tránh đẩy sáp xuống ống tai.
Việc có ve tai là tình trạng bình thường ở các chú chồn.Nhiễm trùng tai cũng có thể thường xuyên xảy ra. Nếu chồn của bạn có ráy tai nhiều hoặc tiết dịch, sáp màu nâu sẫm hoặc đen, tai có mùi hôi. Hoặc nếu con chồn hay lắc đầu, gãi tai hoặc nghiêng đầu sang một bên, hãy đến gặp bác sĩ thú y càng sớm càng tốt để loại trừ các vấn đề về sức khỏe.
8. Đánh răng
Đánh răng là một biện pháp phòng ngừa vô cùng tốt. Hơn nữa, đây cũng là một cách tốt để bạn phát hiện ra các vấn đề, bệnh lý đang xảy ra với răng của chồn. Bạn nên cố gắng đánh răng cho chúng ít nhất một lần một tuần. Việc tập cho chồn quen với việc chải răng thường xuyên khá là khó khăn. Tuy nhiên, hãy cố gắng và nhẫn nại để chồn luôn được vệ sinh sạch sẽ.
Sử dụng bàn chải đánh răng dành cho mèo. Tốt nhất nên chọn loại loại nhỏ cỡ ngón tay hoặc loại giống như một miếng gạc để quấn quanh ngón tay bạn. Các loại này dễ sử dụng để vệ sinh răng chồn hơn. Bạn có thể sử dụng một giọt bổ sung vitamin dạng lỏng hoặc gel yêu thích của chồn. Nhưng hãy nhớ rằng đừng bao giờ sử dụng kem đánh răng của người cho chồn. Sau đó, chỉ cần lau răng bằng bàn chải hoặc gạc thật sạch là được.
Mục đích chính của việc đánh răng là làm sạch các bề mặt bên ngoài của răng và nướu và đặc biệt chú ý đến đường viền nướu. Cũng như quá trình vệ sinh các bộ phận khác của chồn, chú chồn lúc đầu có thể rất ghét việc này. Hãy kiên nhẫn và từ từ tăng dần số lần đánh răng cho chồn lên. Rất có thể chồn sương của bạn sẽ chấp nhận việc đánh răng thường xuyên trở thành một thói quen không thể thiếu hàng ngày.
Trên đây là quy trình và tất cả những gì bạn cần biết về việc vệ sinh cho chồn. Hãy học theo để có thể tự vệ sinh cho chồn ở nhà nhé! Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: Cách giữ nhiệt cho Chồn sương khi trời nóng
: Chó bị bệnh đường ruột : Nguyên nhân và cách chữa trị đúng phương pháp Update 01/2025